VN-Index sẽ ra sao sau khi “công phá” mức cao nhất trong gần 9 tháng?

Mặc dù tâm lý thị trường khá hưng phấn, nhưng cũng có nhiều quan điểm thận trọng trước đà tăng có phần “hơi vội” của chỉ số.

Tâm lý thị trường tích cực giúp thị trường chứng khoán có chuỗi tăng tích cực. VN-Index ghi nhận phiên thứ ba liên tiếp bật mạnh cuối phiên để cán mốc 1.122 điểm – mức điểm cao nhất kể từ tháng 9/2022. Đồng thuận với giá, thanh khoản thị trường cũng cải thiện 14% so với phiên trước đó và đạt mức trung bình 10 phiên.

VN-Index sẽ ra sao sau khi "công phá" mức cao nhất trong gần 9 tháng? - Ảnh 1.

Mặc dù tâm lý thị trường khá hưng phấn, nhưng cũng có nhiều quan điểm thận trọng trước đà tăng có phần “hơi vội” của chỉ số. Vậy xu hướng thị trường được dự báo ra sao sau khi vượt đỉnh đạt được hồi đầu năm? Ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam đưa ra vài bình luận về vấn đề này.

Theo vị chuyên gia, những phiên gần đây thị trường thường biến động bất ngờ vào cuối phiên do gần kề đến thời điểm đáo hạn phái sinh và hoạt động cơ cấu của các quỹ ETF. Đà tăng của thị trường không quá khó hiểu khi nhóm penny đã có phần chững lại, thay vào đó dòng tiền lại hướng đến vài cổ phiếu đơn lẻ trong nhóm bluechips đóng vai trò “lead” chỉ số.

Mặc dù tâm lý thị trường khá hưng phấn, nhưng cũng có nhiều quan điểm thận trọng trước đà tăng có phần “hơi vội” của chỉ số. Vậy xu hướng thị trường được dự báo ra sao sau khi vượt đỉnh đạt được hồi đầu năm? Ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam đưa ra vài bình luận về vấn đề này.

Theo vị chuyên gia, những phiên gần đây thị trường thường biến động bất ngờ vào cuối phiên do gần kề đến thời điểm đáo hạn phái sinh và hoạt động cơ cấu của các quỹ ETF. Đà tăng của thị trường không quá khó hiểu khi nhóm penny đã có phần chững lại, thay vào đó dòng tiền lại hướng đến vài cổ phiếu đơn lẻ trong nhóm bluechips đóng vai trò “lead” chỉ số.

Về xu hướng thị trường, chuyên gia Yuanta nhìn nhận VN-Index gặp ngưỡng cản 1.115 – 1.125 điểm. Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu midcap, penny đã xuất hiện dấu hiệu phân phối, áp lực điều chỉnh khá lớn. Xuất phát điểm của con sóng tăng này là nhóm cổ phiếu đầu cơ và dòng tiền cũng “mắc” tại nhóm cổ phiếu này khá lớn. Do đó, khi nhóm cổ phiếu này tăng quá nóng, dòng tiền sẽ có sự dịch chuyển sang những nhóm cổ phiếu lớn có sức hút tốt hơn.

“Xu hướng thị trường đang có phần chững lại và rủi ro tăng cao lên. Do đó, nhà đầu tư không nên nhìn chỉ số vượt đỉnh ngắn hạn mà lạc quan thái quá. Tôi cho rằng thị trường sẽ có đoạn phân phối ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, trước khi dòng tiền cơ cấu lại sang nhóm cổ phiếu lớn để dẫn dắt chỉ số tiến đến vùng điểm mới. Trong tháng 6, tôi cho rằng VN-Index vẫn có khả năng hướng về ngưỡng 1.135 điểm, song sẽ có nhịp điều chỉnh về vùng 1.080 -1.090 trước khi đi lên” , ông Nguyễn Thế Minh nhận định.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư nên lưu ý rủi ro trên thị trường đã giảm xuống đáng kể, nhưng vẫn chưa hết hoàn toàn. Động thái của Fed trong kỳ họp tới vẫn là một dấu hỏi khi chưa có gì khẳng định lạm phát sẽ về mức mục tiêu. Trong nước, nền kinh tế vẫn suy yếu, lợi nhuận sụt giảm, BĐS vẫn “đóng băng”.

Với bức tranh vĩ mô còn nhiều gam màu tối, nhiều nhà đầu tư vẫn chưa sẵn sàng quay trở lại. Điều này khiến dòng tiền trên thị trường vẫn eo hẹp, chủ yếu là dòng tiền cũ luân chuyển qua các nhóm ngành. Bởi khi rủi ro vẫn tiềm ẩn, nhà đầu tư sẽ không mạo hiểm “all in” tài sản vào chứng khoán, trừ những nhà đầu tư đã quá quen với việc lướt sóng mạo hiểm. Còn lại, chứng khoán vẫn chưa thể hút được dòng tiền của những nhà đầu tư có khẩu vị vừa và thấp.

Với dự báo thị trường có thể điều chỉnh, chuyên gia cho rằng nhà đầu tư không nên mua đuổi vào những phiên tăng điểm và chờ nhịp điều chỉnh để tham gia. Những nhóm cổ phiếu có cân nhắc tham gia khi thị trường giảm là nhóm điện, chứng khoán, dược phẩm, công nghệ và dịch vụ dầu khí.

Bài viết liên quan

26/07/2024 Từng tăng 2.700% sau 10 năm, một cổ phiếu bất ngờ quay đầu trượt dài sau khi hé lộ kết quả kinh doanh thất vọng

Một sản phẩm từng đem về hàng trăm tỷ doanh thu cho CAP trong mỗi quý, tuy nhiên gần đây mức doanh thu sụt mạnh còn vài tỷ đồng. CTCP Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái (mã chứng khoán: CAP) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3 niên độ tài chính 2023-2024 (từ […]

Xem thêm
23/07/2024 Nhóm cựu lãnh đạo HOSE tiết lộ mối quan hệ với Trịnh Văn Quyết

Bị cáo Trần Đắc Sinh khai nhận gặp Trịnh Văn Quyết trước thời điểm cổ phiếu ROS niêm yết trên HOSE khoảng 5-6 tháng. Sáng 23/7, Tòa án nhân dân TP Hà Nội tiếp tục phiên xét xử bị cáo Trịnh Văn Quyết và đồng phạm về các tội Thao túng thị trường chứng khoán […]

Xem thêm
23/07/2024 Cập nhật BCTC quý 2/2024 sáng ngày 23/7: 2 công ty bảo hiểm “nổ” số với lợi nhuận tăng 2-3 chữ số, công ty con của Vingroup lãi hơn 100 tỷ dù gần như ‘trắng’ doanh thu

Vincom Retail lãi trước thuế quý 2/2024 1.021 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% so với năm trước. Những DN vừa công bố BCTC quý 2/2024 ngày 23/7: CTCP Vincom Retail (VRE) ghi nhận doanh thu thuần quý 2/2024 đạt 2.479 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế của doanh […]

Xem thêm
22/07/2024 VNDirect báo lãi quý 2/2024 sụt giảm, phát sinh khoản chi phí tăng đột biến gần 5.100% so với cùng kỳ Dư nợ cho vay margin và UTTB của VNDirect tăng gần 1.300 tỷ trong quý 2 lên mức 11.246 tỷ đồng. Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT (VND) đã công bố BCTC quý 2/2024, ghi nhận doanh thu hoạt động giảm 8% so với cùng kỳ xuống 1.458 tỷ đồng. Trong đó, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) giảm 15% xuống 810 tỷ. Ngược lại, lỗ từ tài sản FVTPL tăng mạnh 36% lên 538 tỷ. Kết quả, VNDirect ghi nhận lãi ròng từ tài sản FVTPL đạt 272 tỷ, giảm gần 51% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chính do lãi coupon chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu từ tổ chức tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp giảm mạnh. Tính tới cuối quý 2, danh mục FVTPL của VND vẫn chủ yếu là trái phiếu với 10.776 tỷ đồng, tăng 2.050 tỷ đồng so với cuối quý 1; chứng chỉ tiền gửi cũng tăng gần 2.900 tỷ trong vòng 1 quý lên mức 7.390 tỷ. Cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết ghi nhận 1.284 tỷ đồng. Trong đó, tự doanh VNDirect đã mua thêm VPB và HSG, đồng thời bán bớt ACB. Danh mục hiện gồm VPB (giá gốc 458 tỷ, tạm lỗ 44 tỷ), HSG (giá gốc 367 tỷ, tạm lãi 112 tỷ), ACB (giá gốc 30 tỷ, tạm lãi 1 tỷ) và cổ phiếu khác (giá gốc 429 tỷ). VNDirect cũng đầu tư 1.100 tỷ đồng đầu tư vào cổ phiếu, chứng chỉ quỹ chưa niêm yết, trong đó bao gồm C4G 285 tỷ, tạm lỗ 15 tỷ), LTG ( giá gốc 115 tỷ, tạm lỗ 45 tỷ), và cổ phiếu khác (941 tỷ).

Dư nợ cho vay margin và UTTB của VNDirect tăng gần 1.300 tỷ trong quý 2 lên mức 11.246 tỷ đồng. Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT (VND) đã công bố BCTC quý 2/2024, ghi nhận doanh thu hoạt động giảm 8% so với cùng kỳ xuống 1.458 tỷ đồng. Trong đó, lãi từ các […]

Xem thêm
19/07/2024 Cập nhật số liệu CTCK ngày 19/7: Lộ diện quán quân lợi nhuận ngành chứng khoán quý 2, nhiều công ty gây bất ngờ lớn

Thêm một số tên tuổi lớn đã hé lộ tình hình kinh doanh sau nửa chặng đường của năm 2024. Số liệu thống kê tới ngày 19/7, đã có 32 công ty chứng khoán công bố BCTC quý 2/2024. Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) ghi nhận doanh thu hoạt động tăng trưởng 106% so với cùng kỳ […]

Xem thêm
18/07/2024 Ngân hàng đầu tiên công bố kết quả kinh doanh nửa đầu năm, lợi nhuận quý 2 gấp gần 3,5 lần cùng kỳ 2023

Đây là ngân hàng đầu tiên công bố kết quả kinh doanh nửa đầu năm và nhiều khả năng sẽ là một trong những nhà băng có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận mạnh nhất. Ảnh minh họa Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank) mới đây đã công bố kết quả kinh doanh […]

Xem thêm