Nhóm cựu lãnh đạo HOSE tiết lộ mối quan hệ với Trịnh Văn Quyết

Nhóm cựu lãnh đạo HOSE tiết lộ mối quan hệ với Trịnh Văn Quyết

Bị cáo Trần Đắc Sinh khai nhận gặp Trịnh Văn Quyết trước thời điểm cổ phiếu ROS niêm yết trên HOSE khoảng 5-6 tháng.

Sáng 23/7, Tòa án nhân dân TP Hà Nội tiếp tục phiên xét xử bị cáo Trịnh Văn Quyết và đồng phạm về các tội Thao túng thị trường chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Liên quan đến hành vi phạm tội của Trịnh Văn Quyết, bốn cựu lãnh đạo Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” gồm: ông Trần Đắc Sinh (cựu Chủ tịch HĐQT Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM), ông Lê Hải Trà (cựu Ủy viên hội đồng thường trực, Phó tổng giám đốc thường trực, thành viên độc lập Hội đồng niêm yết Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM); ông Trần Tuấn Vũ (cựu Phó tổng giám đốc, Phó chủ tịch hội đồng niêm yết HOSE).

Ba cán bộ thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bị truy tố về tội “Công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán” gồm: Lê Công Điền (cựu Vụ trưởng Vụ Giám sát công ty đại chúng), Dương Văn Thanh (cựu Tổng Giám đốc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam) và Phạm Minh Trung (cựu Trưởng phòng đăng ký chứng khoán thuộc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam).

Tại phần xét hỏi, ông Trần Đắc Sinh – cựu Chủ tịch HĐQT Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) khai báo đã nghe cấp dưới báo cáo về việc Công ty Faros “có vấn đề về kiểm toán”. Tuy nhiên, với vai trò HĐTV của HOSE, ông Sinh không có nghĩa vụ xét hồ sơ niêm yết mà chỉ nghe báo cáo sơ bộ của Ban điều hành và Hội đồng thẩm định. Sau khi hai cơ quan này họp và thống nhất việc cho Công ty Faros niêm yết, hồ sơ mới được chuyển lên HĐQT trong cuộc họp giao ban vào năm 2016.

Khi được chủ toạ hỏi có gặp người của FLC trước khi chấp thuận niêm yết không, bị cáo Trần Đắc Sinh khai báo trong quá trình xét hồ sơ có gặp Doãn Văn Phuong – Tổng Giám đốc FLC tại văn phòng sở. Ông Sinh có chỉ đạo “anh em làm nhanh hồ sơ cho doanh nghiệp”.

Đồng thời, bị cáo Sinh cũng khai gặp Trịnh Văn Quyết trước thời điểm cổ phiếu ROS niêm yết trên HOSE khoảng 5-6 tháng.

Bị cáo nhận toàn bộ hành vi sai phạm đã nêu trong cáo trạng, song khẳng định sai trong vụ án là sai phạm có hệ thống.

Cũng tại phiên xét hỏi, ông Lê Hải Trà – Cựu Phó Tổng Giám đốc kiêm Thành viên HĐQT và Thành viên Hội đồng niêm yết HOSE khai báo bị cáo không phải người quản lý chính việc niêm yết mà phụ trách mảng công nghệ thông tin. Ông Trà cho biết cá nhân không có mối quan hệ trực tiếp với phòng nghiệp vụ, nhưng có yêu cầu cấp dưới tạo điều kiện cho ROS niêm yết.

Về mối quan hệ với Trịnh Văn Quyết, bị cáo khai nhận quen biết ông Quyết khi làm việc tại Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước từ trước năm 2006 vì “thường đi đánh tenis với nhau”. Sau đó, ông chuyển sang công tác tại sàn HOSE.

Theo cáo trạng, để Công ty Faros niêm yết trên sàn chứng khoán, cựu chủ tịch Tập đoàn FLC được các bị cáo Trần Đắc Sinh, Lê Hải Trà cùng một số cán bộ khác tại HoSE và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam giúp sức.

Theo đó, trong quy chế hoạt động của HĐQT và hội đồng niêm yết sàn HoSE thì việc thẩm định chấp thuận niêm yết cổ phiếu của Công ty Faros không thuộc thẩm quyền của HĐQT. Ngoài ra, bị cáo Trần Đắc Sinh với vai trò là Chủ tịch HĐQT HoSE biết báo cáo kiểm toán về tài chính năm 2014 và 2015 của doanh nghiệp này không phù hợp.

Báo cáo vi phạm lưu ý rằng “không đủ cơ sở để xác định số vốn thực góp”. Tuy nhiên, do mối quan hệ cá nhân và nhiều lần được Trịnh Văn Quyết nhờ giúp đỡ nên bị cáo Sinh hỗ trợ để Công ty Faros được niêm yết.

Cơ quan tố tụng xác định bị cáo Trần Đắc Sinh nhiều lần trực tiếp chỉ đạo cấp dưới Lê Hải Trà, Trần Tuấn Vũ, Lê Thị Tuyết Hằng tạo điều kiện sớm niêm yết cổ phiếu cho Công ty Faros. Do đó, trong khi Công ty Faros chưa bổ sung đầy đủ hồ sơ theo quy định, Trần Đắc Sinh đã chỉ đạo, tổ chức họp HĐQT quyết định về hồ sơ niêm yết của doanh nghiệp.

Cáo trạng nêu, hành vi của các bị can khiến nhà đầu tư chứng khoán lầm tưởng cổ phiếu ROS có giá trị thật. Từ đây, ông Quyết bán 391 triệu cổ phiếu cho hơn 30.400 nhà đầu tư, chiếm đoạt 3.620 tỷ đồng.

Bài viết liên quan

23/06/2025 Bước ngoặt lịch sử của TTCK Việt Nam sau 25 năm phát triển

Kỷ niệm 25 năm thành lập TTCK Việt Nam là dịp để nhìn lại những thành tựu đáng tự hào và định hướng cho tương lai. Cách đây 25 năm, thị trường chứng khoán (TTCK) chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử kinh tế Việt Nam. […]

Xem thêm
20/06/2025 CTCK ước tính KQKD quý 2/2025 của 60 cái tên “hot”: KBC, VCG, MWG, PNJ, HAH lãi đột biến, một DN có thể tăng trưởng lợi nhuận 7.500%

Hàng loạt doanh nghiệp được dự báo có thể đạt mức tăng trưởng lợi nhuận quý 2/2025 hàng chục phần trăm, thậm chí “tăng bằng lần” so với cùng kỳ năm trước Chứng khoán Vietcombank (VCBS) vừa đưa ra dự báo về bức tranh lợi nhuận ngành và một số doanh nghiệp trong quý 2/2025. […]

Xem thêm
20/06/2025 Kỷ nguyên vươn mình: Thị trường chứng khoán Việt Nam trên hành trình vươn tầm khu vực

Kỷ nguyên vươn mình: Thị trường chứng khoán Việt Nam trên hành trình vươn tầm khu vực Thị trường chứng khoán Việt Nam hội tụ điều kiện thuận lợi để tăng trưởng bền vững giai đoạn 2025–2035 sau khi nâng hạng thị trường nhờ dòng vốn ngoại và động lực nội sinh từ nhà đầu […]

Xem thêm
20/06/2025 “Đại gia” Nhà nước bắt tay Vingroup phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc thu gần 15.000 tỷ từ bán điện sau 5 tháng

Cập nhật về dự án đầu tư nhà máy điện Nhơn trạch 3&4, tính đến tháng 5/2025, tiến độ tổng thể của gói thầu EPC hoàn thành ước đạt 99%. Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – CTCP (PV Power, mã: POW) vừa có báo cáo ước tính kết quả kinh doanh […]

Xem thêm
19/06/2025 Giá urê tăng nóng do căng thẳng tại Trung Đông, doanh nghiệp phân bón của Việt Nam hưởng lợi?

Giá urê tăng dựng đứng do căng thẳng tại Trung Đông có những tác động nhất định lên tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp phân bón tại Việt Nam. Căng thẳng tại Trung Đông đẩy giá nhiều loại hàng hoá leo thang, trong đó urê cũng không ngoại lệ. Trung Đông đặc biệt […]

Xem thêm
18/06/2025 KIS Research: Lợi nhuận, rủi ro và sự bất định của thị trường trong ngắn hạn

Nhận định tiềm năng của thị trường trong dài hạn, KIS thường tập trung vào ba yếu tố: Kỳ vọng tăng trưởng, lãi suất và rủi ro. Tuy nhiên trong ngắn hạn có thêm một biến số cũng khá quan trọng là thanh khoản. Cân nhắc các yếu tố trên, trong ngắn hạn, Chứng khoán […]

Xem thêm