Quốc hội thông qua dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

Quốc hội thông qua dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) - Ảnh 1.

Với 450/477 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, sáng 18/1, Quốc hội đã thông qua dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) được thông qua quy định về việc thành lập, tổ chức, hoạt động, can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể, phá sản tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổ chức, hoạt động, can thiệp sớm, giải thể, chấm dứt hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài; việc thành lập, hoạt động của văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; việc xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ có chức năng mua, bán, xử lý nợ.

Trước khi thông qua, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Cụ thể, về một số quy định liên quan đến xử lý sở hữu chéo, thao túng, chi phối tổ chức tín dụng (tại khoản 24 Điều 4, Điều 63, Điều 136), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, có ý kiến đề nghị quy định người có liên quan phù hợp với loại hình quỹ tín dụng nhân dân.

Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã quy định phạm vi người có liên quan đối với quỹ tín dụng nhân dân hẹp hơn so với các loại hình tổ chức tín dụng (TCTD) khác và thể hiện tại điểm h khoản 24 Điều 4 của dự thảo Luật.

Có ý kiến cho rằng biện pháp giảm tỷ lệ sở hữu cổ phẩn, giảm giới hạn cấp tín dụng chưa xử lý được vấn đề sở hữu chéo, thao túng, chi phối như thời gian vừa qua, quan trọng là việc giám sát thực thi.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) thống nhất với ý kiến của đại biểu Quốc hội, bên cạnh quy định việc giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần, giới hạn cấp tín dụng và một số quy định trong tổ chức, quản trị, điều hành, dự thảo Luật đã bổ sung quy định về cung cấp, công bố công khai thông tin (Điều 49), trong đó, cổ đông sở hữu từ 01% vốn điều lệ trở lên của TCTD phải thực hiện cung cấp thông tin, TCTD phải công bố công khai thông tin của các cổ đông này để bảo đảm minh bạch.

UBTVQH đề nghị Chính phủ chỉ đạo NHNN nâng cao hiệu quả phối hợp với bộ, ngành có liên quan, đồng thời có giải pháp tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, bảo đảm hạn chế cao nhất tình trạng sở hữu chéo, thao túng, chi phối TCTD.

Về hoạt động đại lý bảo hiểm của TCTD (tại Điều 5, Điều 113), có ý kiến đề nghị nghiên cứu luật hóa để có chế tài ngăn chặn, xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm của nhân viên TCTD như việc tư vấn không đầy đủ khiến một số khách hàng nhầm lẫn giữa sản phẩm bảo hiểm và sản phẩm ngân hàng hoặc yêu cầu mua bảo hiểm gắn với các khoản vay khi có nhu cầu vay vốn của ngân hàng. Có ý kiến đề nghị không nên cho phép ngân hàng thương mại liên kết bán bảo hiểm; cấm bán chéo bảo hiểm nhân thọ.

Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, UBTVQH đã chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng bổ sung quy định về hành vi bị nghiêm cấm như sau: TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, người quản lý, người điều hành, nhân viên của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức. Đồng thời, giao Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định phạm vi hoạt động đại lý bảo hiểm của TCTD để phù hợp với tính chất và hoạt động của lĩnh vực ngân hàng.

Quốc hội thông qua dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) – Ảnh 2.
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

Về biện pháp hỗ trợ tổ chức tín dụng được can thiệp sớm, có ý kiến đề nghị cân nhắc kỹ lưỡng điểm a và b khoản 2 Điều 159 của dự thảo Luật quy định TCTD phải thuyết minh rõ số dự phòng rủi ro chưa được trích lập, số lãi phải thu phải thoái chưa phân bổ trong báo cáo tài chính, bao gồm cả báo cáo tài chính niêm yết công khai tại dự thảo Luật.

UBTVQH cho biết, tại Điều 154 của dự thảo Luật đã quy định việc công khai báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp TCTD đang được kiểm soát đặc biệt. Do vậy, trên cơ sở đề xuất của Chính phủ, UBTVQH tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội theo hướng quy định về dự phòng rủi ro chưa được trích lập, số lãi phải thu phải thoái chưa phân bổ như tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 159 của dự thảo Luật. UBTVQH đề nghị Chính phủ trong quá trình triển khai thực hiện Luật chỉ đạo NHNN chịu trách nhiệm và có giải pháp phù hợp để nắm rõ thực trạng tài chính của các TCTD này khi được áp dụng cơ chế hỗ trợ, bảo đảm an toàn hệ thống TCTD.

Quốc hội thông qua dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) – Ảnh 3.
Về chấm dứt can thiệp sớm, có ý kiến cho rằng, tại Điều 161 cần quy định thống nhất việc NHNN có văn bản áp dụng và chấm dứt can thiệp sớm tại dự thảo Luật tương tự như quy định tại khoản 3 Điều 130a Luật Các TCTD hiện hành. Có ý kiến đề nghị giữ quy định về can thiệp sớm như dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 hoặc bỏ quy định NHNN phải có văn bản quyết định chấm dứt can thiệp sớm.

UBTVQH thống nhất với ý kiến của đại biểu Quốc hội về việc NHNN có trách nhiệm trong việc ra văn bản áp dụng thực hiện cũng như chấm dứt thực hiện can thiệp sớm tương tự như quy định tại khoản 6 Điều 130a Luật Các TCTD hiện hành. Để thống nhất với quy định tại khoản 2 Điều 156 về việc NHNN có văn bản yêu cầu khi TCTD thuộc trường hợp được can thiệp sớm, UBTVQH đã chỉnh lý điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 161 theo hướng NHNN có văn bản chấm dứt việc thực hiện văn bản yêu cầu quy định khoản 2 Điều 156 của Luật này khi TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khắc phục được tình trạng dẫn đến can thiệp sớm. NHNN có trách nhiệm theo dõi, giám sát và bảo đảm thực trạng của TCTD đã khắc phục được tình trạng dẫn đến can thiệp sớm.

Về cho vay đặc biệt quỹ tín dụng nhân dân (tại Điều 193), có ý kiến đề nghị bỏ quy định NHNN quyết định việc cho vay đặc biệt của ngân hàng hợp tác xã với lãi suất 0%/năm, không có tài sản bảo đảm đối với quỹ tín dụng nhân dân tại dự thảo Luật.

UBTVQH thống nhất với ý kiến của đại biểu Quốc hội về việc ngân hàng hợp tác xã có quyền quyết định khoản vay đặc biệt của ngân hàng hợp tác xã đối với quỹ tín dụng nhân dân. Tại khoản 3 Điều 192 của dự thảo Luật đã quy định ngân hàng hợp tác xã chỉ cho vay đặc biệt đối với quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của Thống đốc NHNN (hiện đang thực hiện theo quy định tại Thông tư số 08/2021/TT-NHNN của NHNN về cho vay đặc biệt đối với TCTD được kiểm soát đặc biệt đã được sửa đổi, bổ sung). Do vậy, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, UBTVQH chỉnh lý khoản 2 Điều 193 theo hướng quy định ngân hàng hợp tác xã quyết định cho vay đặc biệt đối với quỹ tín dụng nhân dân.

Về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm (tại Chương XII), có ý kiến đề nghị bổ sung tại khoản 15 Điều 210 quy định chuyển tiếp đối với các hợp đồng có tài sản đảm bảo là dự án bất động sản được ký kết trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, UBTVQH đã chỉnh lý theo hướng quy định về chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản là tài sản bảo đảm để thu hồi nợ tại khoản 3 Điều 200 và về chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản đã nhận làm tài sản bảo đảm trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành để thu hồi nợ tại khoản 15 Điều 210 của dự thảo Luật

Bài viết liên quan

19/11/2024 Toàn cảnh khu đất được Vingroup đề xuất đầu tư 44.500 tỷ làm khu đô thị ở Bắc Ninh

Dự án Khu đô thị mới phía Tây Bắc thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) do Tập đoàn Vingroup đề xuất có quy mô gần 2,68 km2, được bao quanh bởi 2 con sông, thuận tiện cho việc phát triển không gian xanh. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh vừa có Văn bản […]

Xem thêm
18/11/2024 Giá vàng SJC, giá vàng nhẫn ngày 18/11: Vọt tăng ngay khi mở cửa

Sáng 18/11, giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh khi giá vàng thế giới hồi phục trở lại mốc 2.600 USD/ounce. Cụ thể, giá vàng SJC tại các doanh nghiệp lớn hiện được niêm yết ở mức 81,0-84,0 triệu đồng/lượng, tăng 1 triệu đồng/lượng chiều mua và 1,5 triệu đồng/lượng chiều bán so với […]

Xem thêm
15/11/2024 VN-Index liên tục sụt giảm với thanh khoản mất hút, nhịp điều chỉnh bao giờ mới kết thúc?

Nếu thanh khoản vẫn không cải thiện, khối ngoại bán ròng mạnh tay, các nhịp hồi của thị trường nhiều khả năng là Bull-trap. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua khoảng thời gian giao dịch khó khăn về cả điểm số lẫn thanh khoản. Các phiên tăng, giảm dù đan xen song […]

Xem thêm
12/11/2024 Toàn cảnh công trường dài hơn 11 km của đường Vành đai 3 qua tỉnh Đồng Nai

Trong khi đoạn Dự án thành phần 1A dài 6,3km do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư đang vượt tiến độ, cầu Nhơn Trạch đã hợp long thì đoạn Dự án thành phần 3 dài 5km do tỉnh làm chủ đầu tư chưa giải tỏa xong mặt bằng và chậm tiến độ. […]

Xem thêm
12/11/2024 Tiếp tục bị bán tháo, giá vàng thế giới rơi tự do Tối ngày 11/11, giá vàng thế giới tiếp tục bị bán tháo, lao dốc không phanh.

Tối ngày 11/11, giá vàng thế giới bất ngờ lao dốc mạnh từ 2.672 USD/ounce xuống còn 2.618 USD/ounce, tức mất 54 USD/ounce. Kim loại quý sau đó hồi phục nhẹ, hiện giá vàng giao ngay ở mức 2.622 USD/ounce. Vàng và bạc bị xoá sạch mức tăng trong cả tháng qua, trong khi thị […]

Xem thêm
08/11/2024 Fed tiếp tục hạ lãi suất ở mức 0,25%, chỉ ra một động lực quan trọng của nền kinh tế Mỹ đang suy yếu

Kết thúc cuộc họp chính sách 2 ngày, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định hạ lãi suất lần thứ 2 trong năm nay, với tốc độ chậm hơn trước nhưng vẫn tiếp tục nỗ lực điều chỉnh chính sách tiền tệ. Sau mức cắt giảm 0,5% ở tháng 9, Uỷ ban Thị […]

Xem thêm