Phương thức giúp Trịnh Văn Quyết và đồng phạm dù chỉ có hơn trăm tỷ nhưng có thể khớp lệnh mua số cổ phiếu tổng giá trị hơn 11.600 tỷ đồng

Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo Trịnh Thị Minh Huế để Huế chỉ đạo Thịnh Thị Thúy Nga cấp khống tiền cho các tài khoản do Quyết, Huế chỉ định.
Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao vừa ban hành cáo trạng vụ án Thao túng thị trường chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC. Theo đó, ông Trịnh Văn Quyết và đồng phạm bị truy tố về tội Thao túng thị trường chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo đó, cáo trạng đã nêu bị can Trịnh Văn Quyết cùng Trịnh Thị Minh Huế đã tiến hành mua bán, thao túng rồi thu lợi bất chính từ 4 mã chứng khoán HAI, GAB, ART và FLC với tổng số tiền là hơn 684 tỷ đồng.

CẤP KHỐNG TIỀN CHO CÁC TÀI KHOẢN VÀO ĐẦU GIỜ GIAO DỊCH

Để thực hiện thao túng các cổ phiếu nêu trên, đầu giờ giao dịch hàng ngày, Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo Trịnh Thị Minh Huế để Huế chỉ đạo Thịnh Thị Thúy Nga cấp khống tiền cho các tài khoản do Quyết, Huế chỉ định. Cụ thể, đầu giờ hàng ngày, Trịnh Thị Minh Huế gọi điện, nhắn tin cho Trịnh Thị Thúy Nga thông báo các số tài khoản thiếu tiền, cần được cấp hạn mức để đặt lệnh mua chứng khoán theo chỉ đạo của bị can Trịnh Văn Quyết.

Sau đó, bị can Trịnh Thị Thúy Nga tiếp tục chỉ đạo lãnh đạo Phòng Dịch vụ chứng khoán, gồm: Nguyễn Thị Thanh Phương, Nguyễn Thị Thu Thơm và Bùi Ngọc Tú cấp hạn mức cho các tài khoản đang thiếu tiền của Huế bằng cách đăng nhập vào phần mềm quản trị BOS Floor Trading. Phần mềm này được ông Triệu Xã Luận, Trưởng phòng CNTT công ty BOS phân quyền truy cập để chọn thư mục “Cấp hạn mức khách hàng”.

Nhóm này sẽ tìm số tài khoản giao dịch chứng khoán do Trịnh Thị Thúy Nga cung cấp theo và đánh máy điền số tiền tương ứng theo yêu cầu của bà Nga và các tài khoản này. Nhóm này tiếp tục truy cập vào phần mềm “VGAIA” nhấn “Duyệt” thì trên tài khoản chứng khoán do Trịnh Thị Minh Huế sử dụng sẽ hiển thị đủ tiền đặt lệnh mua cổ phiếu theo chỉ đạo của Trịnh Văn Quyết.

Kết quả điều tra xác định, từ ngày 26/5/2017 đến ngày 10/1/2022, Trịnh Thị Thúy Nga đã chỉ đạo thuộc cấp thực hiện 1.568 lần cấp khống tiền cho 79 tài khoản do Trịnh Thị Minh Huế quản lý với tổng giá trị 170,5 tỷ đồng.

Từ đây, Trịnh Thị Minh Huế đã đặt hơn 15.100 lệnh mua hơn 2,8 tỷ cổ phiếu của 5 mã chứng khoán gồm AMD, HAI, GAB, ART và FLC với tổng giá trị gần 47.000 tỷ đồng. Trong đó, nhóm này đã khớp lệnh mua hơn 463,3 triệu cổ phiếu với tổng giá trị là 11.855 tỷ đồng nhưng còn thiếu 11.651 tỷ đồng.

Phương thức giúp Trịnh Văn Quyết và đồng phạm dù chỉ có hơn trăm tỷ nhưng có thể khớp lệnh mua số cổ phiếu tổng giá trị hơn 11.600 tỷ đồng

Phương thức giúp Trịnh Văn Quyết và đồng phạm dù chỉ có hơn trăm tỷ nhưng có thể khớp lệnh mua số cổ phiếu tổng giá trị hơn 11.600 tỷ đồng- Ảnh 1.
Ông Trịnh Văn Quyết trước khi bị bắt. Ảnh: Internet

HỢP THỨC HÓA TIỀN THIẾU

Để hợp thức hóa số tiền thiếu trong 228 ngày giao dịch, Trịnh Thị Lan và Quách Thị Xuân Thu (2 Kế toán trưởng công ty BOS) ký 300 ủy nhiệm chi tổng số tiền hơn 24.600 tỷ đồng trình Trịnh Thị Thúy Nga hoặc Nguyễn Quỳnh Anh – Tổng giám đốc công ty BOS ký chuyển tiền vào tài khoản của công ty BOS mở tại BIDV.

Từ đây, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam sẽ thanh toán bù trừ cho các tài khoản chứng khoán của các khách hàng giao dịch tại công ty đó, trong đó có hơn 9.900 tỷ đồng trên tổng số hơn 11.651 tỷ đồng của các lần khớp lệnh mua thiếu tiền cho 75/141 tài khoản do Trịnh Thị Minh Huế sử dụng thao túng thị trường chứng khoán.

Số tiền Trịnh Thị Minh Huế mua chứng khoán thiếu nêu trên được Nguyễn Thị Thanh Phương, Nguyễn Thị Thu Thơm và Bùi Ngọc Tú tổng hợp chuyển cho Trần Thị Lan, Quách Thị Xuân Thu tập hợp. Sau đó đó thông tin đó được đăng trên ứng dụng Viber của nhóm “BOS – Phòng kế toán và DVKH) do Trịnh Thị Thúy Nga và các thuộc cấp theo dõi, quản lý.

Trong quãng thời gian từ 2017 đến đầu năm 2022, công ty BOS đã từng bị phạt 125 triệu đồng về hành vi cho khách mua chứng khoán không có tiền vào năm 2019. Do lo sợ phạm luật và có rủi ro việc không thu lại được số tiền đã cấp khống nếu trên, công ty BOS đã đưa ra Nghị Quyết “HĐQT được phép phê duyệt hạn mức cho vay đối với những khách hàng có phát sinh giao dịch chậm tiền từ 20 tỷ đồng trở lên và phê duyện hạn mức giao dịch hàng ngày từ 20 tỷ đồng trở lên”.

Sau đó, nhóm này tiếp tục ra Nghị Quyết “HĐQT chịu trách nhiệm phê duyệt giải ngân cho vay giao dịch chứng khoán đối với danh sách tài khoản nêu trên và/hoặc giải ngân cho vay đối với các tài khoản phát sinh từ việc cấp hạn mức trên 10 tỷ đồng”.

Kể từ đây, việc mua chứng khoán hàng ngày trên 10 tỷ đồng cho mỗi tài khoản đã được hợp thức hóa, từ đó giúp giúp Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế thao túng thị trường chứng khoán, thu lời bất chính với số tiền đặc biệt lớn.

Trong khoảng thời gian Trịnh Thị Thúy Nga cấp khống tiền cho các tài khoản để Trịnh Thị Minh Huế thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán, Chu Tiến Vượng đã đại diện HĐQT, cùng với Nguyễn Quỳnh Anh, đại diện Ban Tổng Giám đốc; Nguyễn Thị Thanh Phương, đại diện Phòng dịch vụ chứng khoán; Quách Thị Xuân Thu và Trần Thị Lan, đại diện Phòng Kế toán; Nguyễn Thị Thanh Thanh, đại diện phòng rủi ro và Triệu Xã Luận, đại diện Phòng Công nghệ thông tin làm việc với Đoàn kiểm tra của UBCKNN về vi phạm của Công ty BOS.

Đặc biệt là những vi phạm liên tiếp tái diễn cho khách hàng mua chứng khoán khi không có đủ tiền. Kết thúc cuộc kiểm tra, Chu Tiến Vượng đã đại diện Công ty BOS kỷ biên bản kết luận của đoàn kiểm tra về sai phạm nêu trên. Đoàn kiểm tra đã yêu cầu chấm dứt sai phạm nhưng Chu Tiến Vượng, các bị can và các cá nhân liên quan vẫn tiếp tục đồng ý để Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Thúy Nga thực hiện hành vi trái pháp luật này kéo dài đến khi bị Cơ quan điều tra khởi tố, điều tra.

Bài viết liên quan

11/09/2024 Yếu tố quan trọng giúp Hòa Phát giữ biên lợi nhuận dù giá thép thế giới giảm mạnh

Mặc dù được đánh giá có triển vọng trung, dài hạn tương đối vững vàng nhưng Hòa Phát vẫn còn phải đối mặt với không ít rủi ro đến từ thị trường thế giới. Sau 2 phiên hồi phục khả quan, cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát đã quay đầu giảm khá sâu […]

Xem thêm
09/09/2024 Giai đoạn 2 vụ Vạn Thịnh Phát: Các DN phát hành hàng chục nghìn tỷ trái phiếu sai phạm đang trong tình trạng thế nào?

Bốn công ty đã được nhắc trong cáo trạng trong vụ án liên quan đến Vạn Thịnh Phát bao gồm CTCP Tập đoàn Đầu tư An Đông, CTCP Đầu tư Quang Thuận, CTCP Dịch vụ Thương mại TP.HCM (Setra Corp), CTCP Đầu tư và phát triển Sunny World Cả 4 công ty kể trên đều hoạt […]

Xem thêm
06/09/2024 Hòa Phát rời top 10 công ty lớn nhất sàn chứng khoán, Vingroup quay lại nhờ vốn hóa tăng gần 15.000 tỷ trong một tháng

Cổ phiếu Hòa Phát đã bị khối ngoại bán ròng 22 phiên liên tiếp với tổng giá trị gần 2.600 tỷ đồng. Kết thúc phiên giao dịch ngày 5/9, cổ phiếu HPG tiếp tục giảm gần 1% về mức 25.050 đồng/cp. Đây đã là phiên giảm thứ 7 liên tiếp của cổ phiếu này. Trong […]

Xem thêm
05/09/2024 Đến cuối 2023, tổng lỗ lũy kế của 4 doanh nghiệp tham gia cuộc chơi gọi xe công nghệ lên đến 14.000 tỷ đồng.

Theo thông báo từ Gojek, từ ngày 16/9 hãng gọi xe Indonesia sẽ đóng cửa hoạt động tại Việt Nam sau 6 năm kinh doanh tại đây. Đơn vị này cho biết cho biết công ty mẹ là Tập đoàn GoTo (Indonesia) ra quyết định này khi đánh giá lại sự hiện diện trên thị […]

Xem thêm
05/09/2024 21 phiên “xả hàng” liên tiếp, khối ngoại bán ròng kỷ lục hơn 100 triệu cổ phiếu Hòa Phát trong một tháng, điều gì đang xảy ra?

Tính từ đầu tháng 8 đến nay, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng gần 2.500 tỷ đồng trên cổ phiếu Hòa Phát, con số kỷ lục trong nhiều năm. Trong một tháng trở lại đây, không có cổ phiếu nào trên sàn bị khối ngoại bán ròng mạnh như HPG. Với số lượng […]

Xem thêm
30/08/2024 Vingroup chính thức khởi công siêu dự án tại Cổ Loa (Đông Anh), Top 10 trung tâm triển lãm lớn nhất thế giới

Sáng nay (Ngày 30/8), Tập đoàn Vingroup đã chính thức khởi công dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh với tổng quy mô lên tới 90ha, thuộc Top 10 trung tâm triển lãm lớn nhất thế giới. Dự án tọa lạc ngay cửa ngõ Đông Bắc Hà Nội, tâm […]

Xem thêm