Vụ Vạn Thịnh Phát: Cán bộ duy nhất không nhận hối lộ từ SCB vẫn bị truy tố, vì sao?

Là người trực tiếp ký kết luận thanh tra tại Ngân hàng SCB, gây thiệt hại hơn 514.102 tỷ đồng nhưng ông Nguyễn Văn Du – nguyên Quyền Chánh Thanh tra Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng được xác định không nhận lợi ích, nên bị truy tố tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Cả đoàn thanh tra nhận quà, tiền

Theo kế hoạch, từ ngày 5/3-29/4, TAND TPHCM sẽ xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan.

Theo kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03), trong thời gian xây dựng , phê duyệt, triển khai kế hoạch tái cơ cấu SCB giai đoạn 2015 – 2019, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng triển khai 3 đoàn thanh tra hoạt động của SCB.

Vụ Vạn Thịnh Phát: Cán bộ duy nhất không nhận hối lộ từ SCB vẫn bị truy tố, vì sao?- Ảnh 1.
Quá trình thanh tra, các cá nhân là lãnh đạo Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, trưởng đoàn, phó đoàn và các thành viên đã nhận tiền, quà, lợi ích vật chất từ SCB.

Tuy nhiên, trong 3 đoàn thanh tra trên, chỉ có đoàn thanh tra liên ngành có nội dung thanh tra toàn diện với SCB. Kết quả thanh tra là cơ sở để đánh giá đúng tình hình, thực trạng tín dụng, nợ xấu, cơ cấu nợ của ngân hàng này cũng như tình trạng sở hữu cổ phần, kiểm soát, điều hành tại SCB của bà Trương Mỹ Lan, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát để Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước có các giải pháp, biện pháp xử lý phù hợp.

Quá trình thanh tra, các cá nhân là lãnh đạo Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, trưởng đoàn, phó đoàn và các thành viên đã nhận tiền, quà, lợi ích vật chất từ SCB để bao che, báo cáo không trung thực, không đầy đủ kết quả thanh tra cho Ngân hàng Nhà nước.

Liên quan đến việc thanh tra, ra kết luận thanh tra tại SCB, C03 xác định, ông Nguyễn Văn Du – nguyên Quyền Chánh Thanh tra Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng không nhận lợi ích.

Theo đó, ông Du là người thực hiện chức năng nhiệm vụ của người ra quyết định thanh tra (thay ông Nguyễn Văn Hưng từ tháng 10/2018). Ông Du đã trực tiếp ký kết luận thanh tra số 3959 ngày 4/12/2018; duyệt, ký nháy tờ trình số 81 báo cáo việc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, ký các văn bản gửi các đơn vị liên quan thực hiện theo các kiến nghị kết luận thanh tra trên.

C03 khẳng định, nội dung kết luận thanh tra số 3959 do ông Du ký thể hiện không trung thực, không đúng so với kết quả thanh tra về tình hình, thực trạng tài chính, vi phạm, sai phạm và các kiến nghị đối với SCB.

Cụ thể, kết luận đã bỏ ra ngoài số liệu nợ xấu 3 dự án, gồm: Mũi Đèn Đỏ, 6A và Royal Garden. Nếu tổng hợp đầy đủ các số liệu này, nợ xấu của SCB tại thời điểm ngày 30/6/2017 là 35,87% nhưng trong kết luận chỉ là 20,92%.

Ngoài ra, kết luận thanh tra không kiến nghị chuyển cơ quan điều tra xử lý đối với sai phạm của nhóm 71 khách hàng đăng ký kinh doanh tại số 4 Nguyễn Thị Minh Khai.

Ông Du ký kết luận chỉ dựa vào các báo cáo của đoàn thanh tra, có đầy đủ chữ ký thành viên và trưởng đoàn mà không đọc kỹ, không tổ chức họp đoàn và không đọc báo cáo kết quả thanh tra của các tổ.

Ông Du thừa nhận thiếu trách nhiệm khi ký ban hành các nội dung, kết luận thanh tra. Tuy nhiên, C03 cho rằng, ông Du không biết việc bà Đỗ Thị Nhàn đã báo cáo không trung thực và cố tình che giấu, bưng bít sai phạm của SCB.

Vụ Vạn Thịnh Phát: Cán bộ duy nhất không nhận hối lộ từ SCB vẫn bị truy tố, vì sao?- Ảnh 2.

Vụ Vạn Thịnh Phát: Cán bộ duy nhất không nhận hối lộ từ SCB vẫn bị truy tố, vì sao?
Bà Trương Mỹ Lan – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã trực tiếp gặp gỡ bàn bạc và chỉ đạo cấp dưới hối lộ đoàn thanh tra.

Về việc vụ lợi, bị can Du thừa nhận có quen biết, nhiều lần gặp gỡ Đinh Văn Thành – cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB và Võ Tấn Hoàng Văn – cựu Tổng giám đốc SCB. Trong các lần gặp, kể cả thời điểm bị can được bổ nhiệm giữ chức Quyền Chánh Thanh tra Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, Đinh Văn Thành và Võ Tấn Hoàng Văn có đưa quà, song ông Du đều không nhận và trả lại.

Theo C03, lời khai của ông Du phù hợp với lời khai của một số bị can, trong đó có Võ Tấn Hoàng Văn. Do đó, C03 đã đề nghị truy tố bị can Nguyễn Văn Du tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Gây thiệt hại hơn 514.102 tỷ đồng

Kết luận điều tra của C03 cũng khẳng định, quá trình thanh tra tại SCB, để che giấu thực trạng tài chính đặc biệt yếu kém và các sai phạm của SCB, để không bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt và tiếp tục được tái cơ cấu, bà Trương Mỹ Lan – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã trực tiếp gặp gỡ bàn bạc, trao đổi với Đỗ Thị Nhàn – cựu Cục trưởng Cục Thanh tra giám sát ngân hàng II, Ngân hàng Nhà nước khi bà Nhàn làm Trưởng đoàn thanh tra SCB.

Bà Lan được xác định đã chỉ đạo Võ Tấn Hoàng Văn tiếp xúc, đặt vấn đề, trực tiếp đưa cho Đỗ Thị Nhàn 5,2 triệu USD và đưa tiền, quà bồi dưỡng các thành viên trong đoàn thanh tra. Từ đó, bà Nhàn chỉ đạo các thành viên trong đoàn báo cáo không trung thực, không đầy đủ các sai phạm của SCB, cố tình che giấu, bưng bít, làm nhẹ để có lợi cho SCB và tiếp tục kiến nghị, đề xuất tạo điều kiện cho ngân hàng này được tái cơ cấu.

Vụ Vạn Thịnh Phát: Cán bộ duy nhất không nhận hối lộ từ SCB vẫn bị truy tố, vì sao?- Ảnh 3.

Vụ Vạn Thịnh Phát: Cán bộ duy nhất không nhận hối lộ từ SCB vẫn bị truy tố, vì sao?
Hành vi nhận tiền để làm trái công vụ của đoàn thanh tra từ SCB đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

C03 đánh giá, hành vi của bà Lan đã phạm vào tội “Đưa hối lộ”. Còn bị can Đỗ Thị Nhàn đã phạm vào tội “ Nhận hối lộ ”. Hành vi nhận tiền để làm trái công vụ của đoàn thanh tra đã tạo điều kiện cho Trương Mỹ Lan và đồng phạm thực hiện rút tiền và sử dụng tiền trái quy định của pháp luật tại SCB, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng với số tiền hơn 514.102 tỷ đồng.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết, hành vi của các bị can Nguyễn Văn Hưng (cựu Phó Chánh Thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng) và các cán bộ, gồm Nguyễn Thị Phụng, Vũ Khánh Linh, Nguyễn Tuấn Anh, Bùi Tuấn Khoa, Vương Đỗ Anh Tuấn, Trần Văn Tuấn, Lê Thanh Hà, Nguyễn Văn Thùy, Trương Việt Hưng và Nguyễn Duy Phương đã vi phạm các Điều 7, 13, 53 và 54 Luật Thanh tra; Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014 của Thanh tra Chính phủ và Thông tư số 36/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước; gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, phạm vào tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, quy định tại khoản 3, Điều 356, Bộ luật Hình sự năm 2015. Trong đó, Hưng với với vai trò chủ mưu, các bị can khác vai trò giúp sức cho hành vi làm trái công vụ của Hưng.

Bài viết liên quan

13/09/2024 “Rất nhiều tài sản ở vùng ven nhưng chỉ bằng giá trị một căn hộ chung cư tại Hà Nội: Có 5 tỷ vẫn không mua nổi chung cư mới”

Đây là nhận định của ông Lê Đình Chung, Thành viên Tổ công tác nghiên cứu thị trường – Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), Tổng giám đốc SGO Homes tại một Chương trình Talkshow vừa diễn ra. Chia sẻ tại một Chương trình Talkshow mới đây, ông Lê Đình Chung – […]

Xem thêm
11/09/2024 Yếu tố quan trọng giúp Hòa Phát giữ biên lợi nhuận dù giá thép thế giới giảm mạnh

Mặc dù được đánh giá có triển vọng trung, dài hạn tương đối vững vàng nhưng Hòa Phát vẫn còn phải đối mặt với không ít rủi ro đến từ thị trường thế giới. Sau 2 phiên hồi phục khả quan, cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát đã quay đầu giảm khá sâu […]

Xem thêm
10/09/2024 Hà Nội: Phát lệnh báo động lũ trên sông Cầu, sông Bùi trong đêm

Do mực nước đạt và vượt mức báo động 3, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP. Hà Nội đã Lệnh báo động 3 trên sông Bùi, sông Tích trong đêm khuya ngày 9/9, rạng sáng ngày 10/9. Khuya ngày 9/9, rạng sáng ngày 10/9, Ban chỉ huy phòng, […]

Xem thêm
09/09/2024 Giai đoạn 2 vụ Vạn Thịnh Phát: Các DN phát hành hàng chục nghìn tỷ trái phiếu sai phạm đang trong tình trạng thế nào?

Bốn công ty đã được nhắc trong cáo trạng trong vụ án liên quan đến Vạn Thịnh Phát bao gồm CTCP Tập đoàn Đầu tư An Đông, CTCP Đầu tư Quang Thuận, CTCP Dịch vụ Thương mại TP.HCM (Setra Corp), CTCP Đầu tư và phát triển Sunny World Cả 4 công ty kể trên đều hoạt […]

Xem thêm
06/09/2024 Hòa Phát rời top 10 công ty lớn nhất sàn chứng khoán, Vingroup quay lại nhờ vốn hóa tăng gần 15.000 tỷ trong một tháng

Cổ phiếu Hòa Phát đã bị khối ngoại bán ròng 22 phiên liên tiếp với tổng giá trị gần 2.600 tỷ đồng. Kết thúc phiên giao dịch ngày 5/9, cổ phiếu HPG tiếp tục giảm gần 1% về mức 25.050 đồng/cp. Đây đã là phiên giảm thứ 7 liên tiếp của cổ phiếu này. Trong […]

Xem thêm
05/09/2024 Đến cuối 2023, tổng lỗ lũy kế của 4 doanh nghiệp tham gia cuộc chơi gọi xe công nghệ lên đến 14.000 tỷ đồng.

Theo thông báo từ Gojek, từ ngày 16/9 hãng gọi xe Indonesia sẽ đóng cửa hoạt động tại Việt Nam sau 6 năm kinh doanh tại đây. Đơn vị này cho biết cho biết công ty mẹ là Tập đoàn GoTo (Indonesia) ra quyết định này khi đánh giá lại sự hiện diện trên thị […]

Xem thêm