VN-Index ở đâu khi các chỉ số chứng khoán Mỹ lên cao nhất lịch sử?
Các chỉ số chứng khoán Mỹ lần lượt lập đỉnh mới khiến nhiều “chứng sỹ” ở Việt Nam không khỏi cảm thấy “chạnh lòng” khi nhìn lại VN-Index.
Thị trường tài chính toàn cầu vừa chứng kiến một dấu mốc quan trọng khi chỉ số Dow Jones lần đầu tiên trong lịch sử đóng cửa trên 40.000 điểm vào ngày thứ Sáu (17/5). Chốt tuần, Dow Jones tăng 1,2%, đánh dấu tuần tăng thứ 5 liên tiếp. Tương tự, S&P 500 và Nasdaq cũng lần lượt tăng 1,5% và 2,1% trong tuần qua và đều đang ở vùng đỉnh cao nhất từ trước đến nay.
Thành tích này có thể khiến nhiều “chứng sỹ” ở Việt Nam cảm thấy “chạnh lòng” khi nhìn lại VN-Index mặc dù chỉ số cũng vừa có 4 phiên tăng liên tiếp và đóng cửa cao nhất trong vòng một tháng trở lại đây. Tính từ đầu năm, VN-Index đã tăng gần 13% lên trên 1.270 điểm. Dù vậy, chỉ số chính của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn cách khá xa đỉnh lịch sử từng đạt được.
Nhiều năm qua, vùng giá 1.100-1.300 điểm của VN-Index đã trở nên “nhàm chán” với chứng sỹ Việt Nam, đặc biệt là mốc 1.200 đầy “ám ảnh”. Chỉ số liên tục đảo qua, đảo lại vùng giá này như “tàu lượn”. Đáng tiếc là thời gian VN-Index ở dưới vùng giá này lại thường kéo dài trong khi các giai đoạn vượt lên trên lại khá ngắn ngủi.
Sự khác biệt rõ rệt về cơ cấu làm nên sự đối nghịch của các thị trường
Sự so sánh thực tế chỉ mang tính chất tham khảo bởi có quá nhiều khác biệt giữa chứng khoán Việt Nam và Mỹ về bối cảnh kinh tế vĩ mô cũng như nội tại thị trường. Một trong những điểm khác biệt lớn nhất nhất đến từ cơ cấu thị trường, điều tạo ra sự lệch pha rõ rệt giữa VN-Index và các chỉ số chứng khoán Mỹ như Dow Jones, S&P 500 hay Nasdaq.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ lần lượt lập đỉnh mới khiến nhiều “chứng sỹ” ở Việt Nam không khỏi cảm thấy “chạnh lòng” khi nhìn lại VN-Index.
Thị trường tài chính toàn cầu vừa chứng kiến một dấu mốc quan trọng khi chỉ số Dow Jones lần đầu tiên trong lịch sử đóng cửa trên 40.000 điểm vào ngày thứ Sáu (17/5). Chốt tuần, Dow Jones tăng 1,2%, đánh dấu tuần tăng thứ 5 liên tiếp. Tương tự, S&P 500 và Nasdaq cũng lần lượt tăng 1,5% và 2,1% trong tuần qua và đều đang ở vùng đỉnh cao nhất từ trước đến nay.
Thành tích này có thể khiến nhiều “chứng sỹ” ở Việt Nam cảm thấy “chạnh lòng” khi nhìn lại VN-Index mặc dù chỉ số cũng vừa có 4 phiên tăng liên tiếp và đóng cửa cao nhất trong vòng một tháng trở lại đây. Tính từ đầu năm, VN-Index đã tăng gần 13% lên trên 1.270 điểm. Dù vậy, chỉ số chính của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn cách khá xa đỉnh lịch sử từng đạt được.
Nhiều năm qua, vùng giá 1.100-1.300 điểm của VN-Index đã trở nên “nhàm chán” với chứng sỹ Việt Nam, đặc biệt là mốc 1.200 đầy “ám ảnh”. Chỉ số liên tục đảo qua, đảo lại vùng giá này như “tàu lượn”. Đáng tiếc là thời gian VN-Index ở dưới vùng giá này lại thường kéo dài trong khi các giai đoạn vượt lên trên lại khá ngắn ngủi.
Sự khác biệt rõ rệt về cơ cấu làm nên sự đối nghịch của các thị trường
Sự so sánh thực tế chỉ mang tính chất tham khảo bởi có quá nhiều khác biệt giữa chứng khoán Việt Nam và Mỹ về bối cảnh kinh tế vĩ mô cũng như nội tại thị trường. Một trong những điểm khác biệt lớn nhất nhất đến từ cơ cấu thị trường, điều tạo ra sự lệch pha rõ rệt giữa VN-Index và các chỉ số chứng khoán Mỹ như Dow Jones, S&P 500 hay Nasdaq.
Trên thị trường chứng khoán Mỹ, các nhóm ngành chiếm tỷ trọng cao chủ yếu là công nghệ, chăm sóc sức khoẻ, bán lẻ, hàng tiêu dùng, dịch vụ viễn thông,… Các nhóm ngành được đánh giá có tiềm năng tăng trưởng dài hạn với nhiều câu chuyện hỗ trợ, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới.
Nhóm tài chính vẫn chiếm một tỷ trọng tương đối nhưng không quá lớn, chỉ khoảng 13% trong chỉ số S&P 500 và 23% trong chỉ số Dow Jones. Tỷ trọng nhóm ngành bất động sản gần như không đáng kể. Đây là những nhóm ngành có tính chu kỳ, khó duy trì khả năng tăng trưởng cao, liên tục trong dài hạn khi đặt trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ.
Chứng khoán Việt Nam lại khác biệt hoàn toàn khi nhóm tài chính và bất động sản chiếm tỷ trọng áp đảo, khoảng 60%. Giao dịch hàng ngày cũng chủ yếu tập trung trên 2 nhóm ngành này. Không tính Mỹ, ngay trong khu vực với các nền kinh tế có nhiều điểm tương đồng hơn, cũng hiếm có thị trường nào mất cân bằng như thế. Đáng chú ý, đây là 2 nhóm ngành phụ thuộc lớn vào chính sách tiền tệ, chu kỳ bơm hút tiền.
Thực tế, Việt Nam có những điểm đặc thù thuận lợi cho việc phát triển thị trường bất động sản nhưng đã sớm có biện pháp kịp thời để tránh dẫn đến “bong bóng” sau thời gian tăng trưởng nóng. Bên cạnh đó, việc siết chặt kỷ cương trên thị trường chứng khoán (cổ phiếu và trái phiếu) cũng có tác động lớn đến các doanh nghiệp bất động sản. Điều này thậm chí phần nào ảnh hưởng đến triển vọng của ngành ngân hàng do áp lực từ nợ xấu và chất lượng tài sản đi xuống.
Trong khi đó, các nhóm ngành “hot trend” như công nghệ, chăm sóc sức khoẻ, bán lẻ,… không có nhiều lựa chọn trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhóm công nghệ chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 3% trong khi con số này với nhóm bán lẻ là khoảng 2%. Các đại diện tiêu biểu chỉ đếm trên đầu ngón tay như FPT, CMG, MWG, PNJ, FRT,… Nhóm chăm sóc sức khoẻ thậm chí còn hiếm hơn, những cái tên đáng chú ý đa phần dưới dạng “private equity”.
Nhìn chung, sự khác biệt về cơ cấu thị trường chứng khoán rất khó có thể khoả lấp trong ngắn hạn. Nguồn hàng hoá mới đến từ hoạt động cổ phần hoá, thoái vốn Nhà nước được kỳ vọng sẽ góp phần tạo ra thế cân bằng hơn giữa các nhóm ngành, vẫn còn nhiều vướng mắc. Nhóm doanh nghiệp tư nhân cũng không còn nhiều cái tên có thể chờ đợi trở thành bom tấn.
Vì thế, sẽ không bất ngờ nếu VN-Index còn đảo qua, đảo lại mốc 1.200 điểm trong tương lai. Sự phân hoá là khó tránh khỏi trên thị trường chứng khoán Việt Nam và đương nhiên sẽ có những cổ phiếu không ngừng đi lên nhờ nền tảng cơ bản vững vàng thay vì chỉ trông đợi vào làn sóng đầu cơ.