Việt Nam không còn nhiều dư địa để có thể hạ thêm lãi suất

PGS.TS. Phạm Thế Anh: Bơm thanh khoản là cần thiết để duy trì mặt bằng lãi suất thấp

PGS.TS. Phạm Thế Anh: Bơm thanh khoản là cần thiết để duy trì mặt bằng lãi suất thấp

Việc sử dụng công cụ lãi suất đã gần đến điểm tới hạn và Việt Nam không còn nhiều dư địa để có thể hạ thêm bởi các ràng buộc như: Các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất cao; điều kiện lãi suất thực dương trong nước (lãi suất huy động ngắn hạn đã xấp xỉ bằng với lạm phát lõi); cam kết ổn định tỉ giá và dòng vốn ngoại.

Đó là nhận định của PGS,TS. Phạm Thế Anh, Khoa Kinh tế học – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân về một số hàm ý chính sách đối với kinh tế Việt Nam thời gian tới.

Theo PGS,TS. Phạm Thế Anh, kinh tế Việt Nam đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất nhưng tốc độ tăng trưởng còn rất thấp so với điều kiện bình thường và tình trạng này có nguy cơ kéo dài. Khu vực công nghiệp, đặc biệt là sản xuất chế biến chế tạo phục vụ xuất khẩu và các ngành nghề liên quan đến thị trường bất động sản, chịu ảnh hưởng mạnh nhất. Ở trong nước, các thành phần tổng cầu đều suy yếu, lạm lạm phát đã giảm nhanh và có xu hướng duy trì ở mức vừa phải mặc dù các sức ép tăng giá vẫn tồn tại và có xu hướng đảo chiều.

Các đối tác thương mại lớn tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất cao, ít nhất là trong phần còn lại của năm. Với tình hình hiện tại, Việt Nam có thể sử dụng một số biện pháp chọn lọc hỗ trợ tổng cầu nhưng cần kết hợp các chính sách cải thiện tổng cung tiềm năng. Các chính sách hỗ trợ này cũng cần phải đảm bảo 3 nguyên tắc gồm: Thứ nhất, nhanh và kịp thời (giảm độ trễ của các chính sách); thứ hai, chỉ thực hiện tạm thời (do nguồn lực hạn chế, tránh tác động phụ, kích thích được sự phản ứng của doanh nghiệp và người tiêu dung; thứ ba, đúng đối tượng (hướng vào đối tượng có nhu cầu/cần chi tiêu cao và hàng hóa nội địa).

Về chính sách tiền tệ, PGS,TS. Phạm Thế Anh cho rằng, từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã 4 lần liên tiếp giảm lãi suất điều hành, đồng thời, bơm thanh khoản giúp mặt bằng lãi suất tiền gửi kì hạn 12 tháng giảm khá nhanh, từ mức 8-10% trong quý I/2023 xuống còn khoảng 6-7%/năm hiện nay. Lãi suất tiền gửi kì hạn ngắn dưới 6 tháng chỉ còn 4-5%/năm.

“Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ lãi suất đã gần đến điểm tới hạn và Việt Nam không còn nhiều dư địa để có thể hạ thêm bởi các ràng buộc như: Các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất cao; điều kiện lãi suất thực dương trong nước (lãi suất huy động ngắn hạn đã xấp xỉ bằng với lạm phát lõi); cam kết ổn định tỉ giá và dòng vốn ngoại”, PGS,TS. Phạm Thế Anh nhận định.

Từ thực tế đó, PGS,TS. Phạm Thế Anh cho rằng, chính sách tiền tệ hiện nay chỉ nên tập trung vào giảm lãi suất cho vay, gỡ bỏ những rào cản chưa phù hợp trong việc tiếp cận tín dụng đối với các doanh nghiệp, đồng thời tăng cường giám sát và quản trị rủi ro hệ thống.

Tốc độ tăng cung tiền trong hai năm gần đây là khá thấp, do vậy, bơm thanh khoản là cần thiết để duy trì mặt bằng lãi suất thấp. Tuy nhiên, trong dài hạn Việt Nam cần ổn định được tỉ lệ cung tiền/GDP, vốn đã rất cao so với các nước cùng trình độ phát triển trong khu vực (bất chấp việc đã hai lần điều chỉnh GDP theo phương mới trong một thập kỉ qua), để tránh gây bong bóng giá tài sản và lạm phát.

Thay vì đó, PGS,TS. Phạm Thế Anh gợi ý, Việt Nam nên theo đuổi định hướng chính sách tài khóa nghịch chu kì – tăng cường chi tiêu/giảm thuế trong thời kì khó khăn, cắt giảm chi tiêu/tăng thuế trong thời kì thuận lợi.

Trong khi hầu hết các nước trên thế giới đang phải đối mặt với vấn đề thâm hụt ngân sách và nợ công tăng cao, phải bắt đầu tích lũy xây dựng lại đệm tài khóa sau đại dịch, thì Việt Nam lại đang có những thuận lợi nhất định về tài khóa. Quy mô nợ công đã giảm đáng kể xuống chỉ còn quanh 40% GDP (một phần nhờ áp dụng cách tính GDP mới) – dưới xa ngưỡng trần mục tiêu 60%; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp không quá cao, trong đó chủ yếu là chi trả nợ gốc; lãi suất vay nợ trái phiếu thấp, chủ yếu kì hạn dài (10 năm trở lên).

Bên cạnh tiếp tục thúc đẩy các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng trọng điểm cấp quốc gia. Theo đó, có thể cân nhắc sử dụng tín dụng thuế đầu tư (investment tax credit) – một hình thức cam kết hoàn thuế dựa trên chi phí đầu tư vào những lĩnh vực mà nhà nước muốn khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tham gia. Thêm vào đó, ưu tiên dành nguồn lực phát triển và thúc đẩy các dự án nhà ở xã hội, xây dựng bổ sung trường học công, đáp ứng nhu cầu thực cũng là giải pháp cần thiết để khơi thông lại thị trường bất động sản và các ngành nghề liên quan.

Đặc biệt, các chính sách an sinh xã hội và thúc đẩy tiêu dùng nội địa cần phải được chú trọng và chuẩn bị sẵn sàng trong bối cảnh thu nhập của người dân giảm sút và nhiều doanh nghiệp sa thải lao động. Các biện pháp này có thể bao gồm: Trợ cấp thu nhập cho hộ nghèo và người bị mất việc, giảm thuế VAT đối với hàng thiết yếu nội địa, cho vay trả lương để doanh nghiệp giữ chân người lao động, và giảm bớt gánh nặng thuế thu nhập cá nhân.

PGS,TS. Phạm Thế Anh cũng cho rằng, việc nâng mức thu nhập chịu thuế và giảm trừ gia cảnh, giảm bớt bậc thuế và hạ thuế suất thu nhập cá nhân không chỉ giúp người dân trong nước bù đắp được phần nào chi phí sinh hoạt tăng nhanh trong những năm qua, mà còn là biện pháp góp phần thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh Việt Nam có thể tham gia áp thuế tối thiểu toàn cầu đối với các doanh nghiệp nước ngoài trong thời gian tới.

“Những biện pháp tài khóa kể trên mang nhiều ưu điểm khi kết hợp được mục tiêu an sinh xã hội với kích cầu, vừa thúc đẩy được tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn lại cải thiện được tổng cung tiềm năng, mang lại sự phát triển bền vững của nền kinh tế trong tương lai”, PGS,TS. Phạm Thế Anh nói.

Bài viết liên quan

20/09/2024 Ngân hàng rao bán loạt khoản nợ được thế chấp bằng căn hộ chung cư Cherry Apartment, giá thấp nhất là 2,1 tỷ đồng

Agribank chi nhánh Trung tâm Sài Gòn thông báo bán đấu giá cùng lúc 6 khoản nợ của các khách hàng cá nhân. Những khoản nợ này đều có tài sản thế chấp là căn hộ chung cư thuộc dự án Cherry Apartment (TP. Thủ Đức, TP.HCM) Theo đó, khoản nợ đầu tiên được rao […]

Xem thêm
12/09/2024 4 ngân hàng trả lãi tiết kiệm trên 7%/năm trong tháng 9

Để được hưởng mức lãi suất tiết kiệm trên 7%/năm, các ngân hàng yêu cầu khoản tiền gửi ít nhất từ 200 tỷ đồng. Theo khảo sát trên thị trường, hiện có 4 ngân hàng duy trì mức lãi suất tiết kiệm trên 7%/năm. Cụ thể, ngân hàng Dong A Bank niêm yết lãi suất tiền gửi […]

Xem thêm
27/08/2024 NHNN dừng hút tiền qua tín phiếu, chuyển sang trạng thái bơm ròng thanh khoản cho hệ thống ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước liên tục thực hiện các động thái mang tính nới lỏng trong bối cảnh tỷ giá giảm mạnh trong những ngày gần đây. Ngân hàng Nhà nước liên tục thực hiện các động thái mang tính nới lỏng trong bối cảnh tỷ giá giảm mạnh trong những ngày gần đây. Ảnh […]

Xem thêm
19/08/2024 Hơn 30 năm, giá bất động sản tăng 400 lần, vàng tăng 40 lần, TS. Lê Xuân Nghĩa dự báo: “Tốc độ tăng của vàng sẽ rất cao nhưng vẫn không bằng BĐS”

Trước câu hỏi kênh đầu tư nào sẽ mang lại biên độ lợi nhuận tốt trong thời gian tới, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế nhận định, giá vàng sẽ còn tiếp tục tăng nhưng sẽ không bằng bất động sản. Lý giải cho dự báo này, TS. Lê Xuân Nghĩa cho hay, giá […]

Xem thêm
16/08/2024 Một ngân hàng chuẩn bị chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức 20%

Theo kế hoạch, ngân hàng sẽ phát hành gần 411 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông. Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB – Mã: OCB) vừa thông báo 30/8 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông hưởng quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20% […]

Xem thêm
31/07/2024 Bộ Công an bổ nhiệm Trung tướng Phạm Thế Tùng giữ chức Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra

Sáng 30/7, tại Hà Nội, Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì Hội nghị giao ban đánh giá tình hình, kết quả công tác tháng 7/2024, triển khai các nhiệm vụ trọng tâm công tác bảo đảm […]

Xem thêm