Vì sao nhà đầu tư hay cảm thấy “chật vật” với chứng khoán?

Vì sao nhà đầu tư hay cảm thấy “chật vật” với chứng khoán?

Sa đà vào đầu cơ, mua bán theo đội nhóm, lạm dụng margin và thói quen “lấy ngắn nuôi dài” là những nguyên nhân chủ yếu khiến nhà đầu tư cảm thấy “chật vật” với bộ môn chứng khoán.

Thu nhập thụ động có lẽ là mục tiêu hướng đến của rất nhiều người trước khi bước vào con đường đầu tư chứng khoán. Mong muốn có thêm một kênh đầu tư “an nhàn” mang lại nguồn thu nhập phụ bên cạnh công việc hàng ngày là chính đáng. Thế nhưng, thực tế lại không được như kỳ vọng, không ít nhà đầu tư cảm thấy “chật vật” với bộ môn chứng khoán. Vì sao lại như vậy?

Sa đà vào đầu cơ lướt sóng

Guồng quay dồn dập của thị trường khiến nhà đầu tư dễ dàng quên mất mục đích ban đầu khi tham gia vào chứng khoán. Không dừng lại ở một khoản thu nhập phụ ổn định trong dài hạn, nhiều nhà đầu tư bắt đầu tìm kiếm những cơ hội “ăn bằng lần” để gia tăng tài sản một cách nhanh chóng, xu hướng chuyển sang đầu cơ ngày càng rõ ràng.

Tuy nhiên, làm giàu từ chứng khoán không hề đơn giản ngay cả với các nhà đầu tư chuyên nghiệp chứ chưa nói đến những người không chuyên, ít kinh nghiệm. Thậm chí, Chủ tịch HĐQT một công ty chứng khoán từng thẳng thắn chia sẻ trước cổ đông rằng “Mua cổ phiếu với kỳ vọng mua nhà, mua xe ngay thì rất khó”.

Thị trường thuận lợi, ai cũng nghĩ mình là chuyên gia, mua đâu thắng đó. Tuy nhiên, khi sóng gió ập đến, các khoản lãi kiếm được trước đó có thể bị thổi bay nhanh chóng. Những trường hợp “đánh chứng” cả năm lãi được vài chục % nhưng chỉ sau hơn một tháng đã âm vào vốn không phải chuyện hiếm trên thị trường.

Đầu tư thực chất là một chặng đường dài đòi hỏi sự tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm. Mong muốn trở nên giàu có chỉ sau một đêm sẽ chỉ khiến nhà đầu tư cảm thấy chứng khoán như một trò chơi đỏ, đen và may mắn là điều quyết định kết quả. Phần lớn số lãi từ việc đầu cơ, “lướt lát” liên tục chủ yếu thoả mãn cảm giác chiến thắng chứ không thực sự đem lại sự gia tăng tài sản cho nhà đầu tư.

Mua, bán theo đội nhóm

Lý thuyết trông có vẻ dễ nhưng thực hành lại không đơn giản. Rất nhiều nhà đầu tư đốt cháy giai đoạn, bỏ qua các bước quan trọng khi đầu tư chứng khoán như tìm hiểu doanh nghiệp, nghiên cứu thị trường,… Thay vào đó, nhà đầu tư thường lao ngay vào mua bán cổ phiếu hăng say sau khi nạp tiền vào tài khoản.

Nôn nóng làm giàu nhanh, nhà đầu tư chứng khoán dễ dàng bị mời gọi bởi các đội nhóm, thậm chí bỏ không ít tiền để được vào “Room VIP” của một nhân vật nào đó có tiếng trên sàn chứng khoán. Tâm lý đám đông khiến nhiều người tham gia “trading” liên tục với quan điểm về thị trường thay đổi chóng mặt.

Vì sao nhà đầu tư luôn cảm thấy “chật vật” với chứng khoán? - Ảnh 1.

Tham gia các đội nhóm, nhà đầu tư chứng khoán còn được “tận hưởng” cảm giác “vĩ mô thay đổi chỉ sau một phiên”. Sáng nhận khuyến nghị mua, chiều lại thấy hô bán. Thị trường có biến động theo chiều hướng nào cũng vẫn “đúng như tôi đã nhận định”. Trong một số room, danh sách cổ phiếu khuyến nghị mua, bán còn “dài như tờ sớ”.

Một vài trường hợp khuyến nghị thành công đem lại khoản lãi nhưng cũng không ít khiến nhà đầu tư thua lỗ. “Trading” theo khuyến nghị nhưng vẫn bị kẹp hàng và phải gồng lỗ dài hạn không phải là chuyện hiếm gặp trong một số đội nhóm. Mua, bán là quyết định của mỗi người và đương nhiên nhà đầu tư cũng không thể đổ lỗi cho bất kỳ ai.

Quá lạm dụng margin

Một trong những nguyên nhân khiến nhà đầu tư chứng khoán thường xuyên “đau đầu” theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng đến từ việc quá lạm dụng đòn bẩy (margin). Theo đuổi ước mơ giàu nhanh nhờ chứng khoán khiến nhà đầu tư thường có xu hướng “gấp thếp”, vốn ít nhưng vẫn muốn mua được nhiều và mong cổ phiếu lên để gia tăng nhanh tài sản.

Không ít trường hợp tài khoản thường xuyên trong tình trạng căng margin, không còn sức mua. Thậm chí, một số nhà đầu tư còn mạo hiểm “vay kho” mua cổ phiếu, tỷ lệ đòn bẩy rất cao. Ngay cả khi thị trường trong uptrend, đây vẫn là một phương thức có rủi ro cao bởi chỉ một nhịp điều chỉnh cũng có thể khiến nhà đầu tư bị “ép bán” dẫn đến “cháy” tài khoản.

Trong các giai đoạn thị trường biến động không thuận lợi, việc bị “call margin” thực sự khiến nhà đầu tư đau đầu. Những nhà đầu tư “full margin” thường xuyên phải tìm cách bơm thêm tiền vào tài khoản để đỡ hoặc buộc phải bán cắt lỗ cổ phiếu. Margin có thể khiến tài khoản nở ra nhanh khi cổ phiếu tăng nhưng cũng làm các khoản lỗ trầm trọng hơn khi cổ phiếu giảm.

Việc lạm dụng margin còn khiến nhà đầu tư khó nắm giữ cổ phiếu dài hạn bởi các khoản lãi vay cộng dồn theo thời gian là không hề nhỏ. Thậm chí, nhiều nhà đầu tư chứng khoán “vật lộn” với thị trường cả năm vẫn không đủ tiền đóng lãi vay margin.

Sai lầm khi “lấy ngắn nuôi dài”

Ngoài vấn đề lạm dụng đòn bẩy, quản lý tài chính cá nhân chưa hợp lý cũng khiến con đường đầu tư chứng khoán trở nên khó khăn. Không ít nhà đầu tư có khoản tiền nhàn dỗi ngắn hạn muốn bơm vào chứng khoán để tránh tiền “chết”. Mục đích có thể không sai nhưng cách thức thực hiện lại không hề đơn giản và dễ phản tác dụng.

Áp lực tài chính trong ngắn hạn khiến các quyết định đầu tư trở nên thiếu sáng suốt. Nhà đầu tư có xu hướng tìm đến các cổ phiếu đầu cơ hạng nặng với hy vọng đánh nhanh, rút gọn để trang trải các khoản chi phí sắp phải chi trả. Điều này dễ khiến nhà đầu tư rơi vào thế việt vị. Cứ đến lúc cần tiền, cổ phiếu lại giảm. Vừa bán cắt lỗ, cổ phiếu lại tăng.

Thực tế, “lấy ngắn nuôi dài” là một phương pháp mạo hiểm bởi không phải ai cũng có khả năng “timing” chính xác biến động cổ phiếu và thị trường, kể cả là các tổ chức lớn hay chuyên gia hàng đầu.

Điển hình là các ngân hàng, việc dùng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn đòi hỏi sự tính toán kỹ lượng của cả hệ thống. Dù có một đỗi ngũ hùng hậu các chuyên gia nhưng đây vẫn được xem là nghiệp vụ có độ rủi ro cao. Tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn cũng đã liên tục giảm qua các năm, từ 40% xuống 37%, 34% và mới nhất là xuống 30% kể từ 1/10 vừa qua.

Nhìn chung, kiếm tiền từ chứng khoán là không đơn giản nhưng vất vả hay không phụ thuộc nhiều vào định hướng của nhà đầu tư. Nắm giữ dài hạn cổ phiếu tăng trưởng có nền tảng cơ bản tốt là một lựa chọn đầu tư không tồi. Chứng khoán Việt Nam không thiếu cổ phiếu đáp ứng được trường phái đầu tư giá trị nhưng điều quan trọng là nhà đầu tư phải chấp nhận bỏ công sức, thời gian để nghiên cứu, tìm kiếm cho ra lựa chọn phù hợp và kiên định theo con đường đã chọn.

Bài viết liên quan

21/11/2024 Vinhomes trước ngày cuối cùng làm nên lịch sử, hơn 211 triệu cổ phiếu quỹ đã về tay

Vinhomes chắc chắn sẽ không thể mua đủ số lượng đăng ký nhưng đây vẫn sẽ là thương vụ mua cổ phiếu quỹ có quy mô lớn nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam. Ngày 21/11 là ngày cuối cùng trong chiến dịch mua cổ phiếu quỹ của Vinhomes. Như vậy, sẽ chỉ còn duy […]

Xem thêm
19/11/2024 Kỷ lục buồn của chứng khoán Việt Nam: Khối ngoại bán ròng 85.000 tỷ trên HoSE từ đầu năm

Trong ngắn hạn, áp lực tỷ giá là yếu tố ảnh hưởng lớn đến dòng vốn ngoại. Về dài hạn, việc thiếu hàng hoá mới chất lượng là nguyên nhân chính khiến khối ngoại không mặn mà với chứng khoán Việt Nam. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua giai đoạn chịu áp […]

Xem thêm
18/11/2024 Thanh tra Bộ Tài chính: 7 khoản đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng của Vicem tiềm ẩn rủi ro mất vốn

Ngày 5/11, Thanh tra Bộ Tài chính đã công bố kết luận thanh tra tại Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem). Theo kết luận thanh tra, đầu tư tài chính dài hạn của Công ty mẹ – Tổng công ty tại thời điểm 31/12/2023 là 13.973 tỷ đồng vào 31 công ty (bao gồm […]

Xem thêm
15/11/2024 Ngày này 2 năm trước, VN-Index xuống đáy 900 điểm

Không ít chứng sỹ kỳ vọng VN-Index sẽ tạo đáy thành công trong phiên 15/11 như 2 năm trước nhưng thực tế bối cảnh thị trường đã khác rất nhiều. Đúng ngày này (15/11) 2 năm trước, VN-Index có phiên giảm mạnh hơn 29 điểm (-3,1%) xuống 911,9 điểm. Từ vùng đáy này, chứng khoán […]

Xem thêm
15/11/2024 VN-Index liên tục sụt giảm với thanh khoản mất hút, nhịp điều chỉnh bao giờ mới kết thúc?

Nếu thanh khoản vẫn không cải thiện, khối ngoại bán ròng mạnh tay, các nhịp hồi của thị trường nhiều khả năng là Bull-trap. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua khoảng thời gian giao dịch khó khăn về cả điểm số lẫn thanh khoản. Các phiên tăng, giảm dù đan xen song […]

Xem thêm
14/11/2024 Ông Phạm Nhật Vượng gửi tâm thư tại “thời khắc lịch sử của ngành công nghiệp ô tô nội địa”, chi thêm 200 tỷ thưởng Tết cho 140.000 người Vingroup

Ông Vượng tin rằng tất cả những người dân Việt Nam yêu nước, yêu đồng bào sẽ ủng hộ VinFast. Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Vingroup vừa gửi tâm thư đến cán bộ nhân viên của tập đoàn nhân dịp VinFast chính thức trở thành hãng xe bán chạy số 1 thị trường Việt Nam với hơn […]

Xem thêm