Vàng có thể đã bước vào thời kỳ bong bóng

Vàng có thể đã bước vào thời kỳ bong bóng

Vàng đang rực rỡ hơn bao giờ hết do các nhà đầu tư lo lắng về việc giá cả tăng mạnh và sự ổn định của đồng đô la Mỹ. Tuy nhiên, nếu muốn đầu tư dài hạn thì nên cân nhắc đến một số mặt hàng khác.

Sau khi tăng 25% trong năm nay, giá vàng (điều chỉnh theo lạm phát) đã tăng vượt mức kỷ lục lịch sử (vào đầu năm 1980) Kim loại quý này hiện được giao dịch ở mức cao hơn 3 cấp độ so với xu hướng dài hạn Mặc dù vàng vẫn giữ được sức hấp dẫn trong nhiều thiên niên kỷ, nhưng kim loại này lại được chứng minh là một biện pháp phòng ngừa lạm phát tương đối kém trong ngắn hạn.

Trong lịch sử, giá vàng chưa bao giờ lại đắt như lúc này, cả về giá trị thực tế cũng như so sánh tương quan với các mặt hàng khác.

“Giá trị thực của vàng, tương tự như tỷ lệ giá trên thu nhập ( P/E – Price to Earning ratio) của cổ phiếu ( là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường (Price) của cổ phiếu với thu nhập trên một cổ phiếu (EPS), nhà phân tích Campbell Harvey của Research Affiliates cho biết, và thêm rằng P/E rất cao thường đi kèm với lợi nhuận kỳ vọng thấp.

Hồ sơ lịch sử của vàng cho thấy một mô hình tương tự.” Kể từ năm 1975, các nhà đầu tư mua vàng với giá cao đã bị lỗ trong thập kỷ tiếp theo. Ngược lại, mua vàng khi giá tương đối rẻ đã mang lại lợi nhuận (điều chỉnh theo lạm phát) tích cực.

Vàng có thể đã bước vào thời kỳ bong bóng- Ảnh 1.

Giá vàng (điều chỉnh theo lạm phát) đang cao kỷ lục lịch sử.

Ngày nay, giá vàng không phù hợp với một số mặt hàng khác. Trong nửa thế kỷ qua, giá trung bình của một ounce vàng cao gấp 21 lần giá của một thùng dầu. Hiện tại, tỷ lệ vàng/dầu là trên 50 lần – mức cao nhất từ trước đến nay ngoại trừ một thời điểm ngắn ngủi vào năm 2020. Vàng cũng có vẻ đắt hơn so với bạc. Kể từ năm 1975, trung bình có thể đổi 60 ounce bạc lấy một ounce vàng. Ngày nay, giá trị của vàng cao hơn khoảng 100 lần so với “người anh em” rẻ hơn này.

Có một kim loại quý khác thậm chí còn có vẻ rẻ hơn nữa so với vàng. Bạch kim là kim loại quý có thể không hấp dẫn bằng vàng nhưng lại khó tìm hơn nhiều. Sản lượng bạch kim toàn cầu chủ yếu tập trung ở các mỏ sâu nằm ở một vùng nhỏ phía Nam châu Phi. Bạch kim đã trải qua nhiều thăng trầm trong những năm gần đây. Vào thập kỷ đầu tiên của thế kỷ này, kim loại này đã bị cuốn vào chu kỳ khai thác bùng nổ trước khi bị sụp đổ sau đó. Hoạt động khai thác mỏ bị gián đoạn trong thời gian đại dịch, sau đó giá bạch kim tăng lên trên 1.200 USD/ounce vào mùa xuân năm 2021. Kể từ đó, giá đã giảm xuống dưới 1.000 USD. Trên thực tế, bạch kim hiện đang giao dịch thấp hơn khoảng 25% so với mức trung bình 50 năm qua.

Theo Bryan Taylor, nhà kinh tế trưởng của Finaeon (trước đây là Global Financial Data), kể từ năm 1900, bạch kim đã chứng tỏ được sự ổn định về giá hơn so với vàng. Trong 50 năm qua, tỷ lệ giá vàng so với bạch kim trung bình là khoảng ngang bằng. Tuy nhiên, kể từ năm 2015, vàng đã tăng vọt và hiện được giao dịch ở mức giá gấp ba lần bạch kim. So với vàng, bạch kim chưa bao giờ rẻ đến vậy.

Vậy ý nghĩa của những so sánh này là gì? Nhiều người coi vàng là một sự thay thế cho các loại tiền giấy không ổn định. Mặc dù bạc và bạch kim được chính thức chỉ định là kim loại tiền tệ nhưng chúng không có thương hiệu mạnh như đối thủ của chúng – là vàng.

Hệ thống tiền tệ quốc tế – hiện do đồng USD thống trị – đang có nguy cơ bị suy yếu. Sau khi Mỹ và các đồng minh đóng băng dự trữ ngoại hối của Nga vào năm 2022, Trung Quốc và các ngân hàng trung ương khác đã tăng cường mua vàng.

Trước đó, vàng đã có một số lần trải qua sự thay đổi về mô hình.

Ví dụ, khi chế độ bản vị vàng sụp đổ vào đầu những năm 1930, giá chính thức của kim loại này đã tăng từ 20,67 USD/ounce lên 35 USD. Sau khi hệ thống tỷ giá hối đoái cố định Bretton Woods sau chiến tranh sụp đổ vào cuối những năm 1960, vàng trở nên cực kỳ biến động nhưng theo giá trị thực thì được ổn định ở mức giá trung bình cao hơn. Nhìn lại xa hơn trong lịch sử, việc phi tiền tệ hóa bạc trong các nền kinh tế công nghiệp phương Tây trong nửa sau thế kỷ 19 đã làm giảm vĩnh viễn giá trị thị trường của bạc so với vàng.

Vàng có thể đang ở giai đoạn đầu của một sự thay đổi mô hình khác. Hơn nữa, trong khi kim loại màu vàng được hưởng lợi từ sự bất ổn kinh tế, thì các mặt hàng công nghiệp lại dễ bị tổn thương trước sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Khi bắt đầu đại dịch COVID vào năm 2020, giá dầu kỳ hạn tương lai đã giảm trong thời gian ngắn. Khoảng một nửa sản lượng bạc hàng năm được sử dụng cho các ứng dụng công nghiệp, trong khi 3/4 nhu cầu bạch kim đến từ những lĩnh vực công nghiệp. Nếu nền kinh tế toàn cầu suy thoái, những mặt hàng này chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.

Các nhà đầu tư cũng cần cân nhắc tới một mối đe dọa khác. Các kim loại nhóm bạch kim, bao gồm paladi và rhodium, được đánh giá cao vì khả năng chịu được nhiệt độ cao. Khoảng 44% sản lượng bạch kim được sử dụng trong bộ chuyển đổi xúc tác ô tô giúp giảm ô nhiễm môi trường do động cơ đốt trong tạo ra. Mục tiêu của một số chính phủ nhằm chấm dứt việc bán các loại xe cơ giới truyền thống đe dọa đến nhu cầu dài hạn đối với dầu mỏ và bạch kim cùng các kim loại liên quan, vốn không được sử dụng trong xe điện chạy bằng pin.

Tuy nhiên, bên ngoài Trung Quốc, sự phát triển nhanh chóng của xe điện đã bị đình trệ. Năm ngoái, chính phủ Đức đã chấm dứt trợ cấp cho việc mua xe điện. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phá vỡ mục tiêu của người tiền nhiệm Joe Biden là một nửa doanh số bán ô tô tại Mỹ sẽ là xe điện vào năm 2030. Xe điện hybrid cắm điện đã và đang giành được thị phần. Những loại xe này sử dụng nhiều kim loại nhóm bạch kim hơn so với xe chạy bằng dầu mỏ và dầu diesel. UBS, công ty đã giảm dự báo về mức độ thâm nhập toàn cầu của xe điện chạy bằng pin vào năm 2030 từ 50% xuống còn 40% vào năm ngoái, dự kiến nhu cầu về kim loại nhóm bạch kim sẽ vẫn ổn định trong trung hạn. Impala Platinum, một trong những công ty khai thác quặng lớn nhất, báo cáo nhu cầu “mạnh mẽ” liên tục từ các khách hàng của mình. Mặt khác, nguồn cung của những kim loại quý hiếm này ngày càng bị hạn chế.

Theo Django Davidson của Hosking Partners, Trong những năm gần đây, các công ty khai thác bạch kim đã đầu tư quá ít. Họ có ít động lực để đầu tư vì nhiều hoạt động không có lãi theo giá thị trường hiện tại. Hội đồng Đầu tư bạch kim Thế giới tuyên bố rằng nguồn cung bạch kim thấp hơn 17% so với nhu cầu vào năm 2024 và dự kiến tình trạng thiếu hụt nguồn cung sẽ tiếp tục trong những năm tới.

Vàng có thể đã bước vào thời kỳ bong bóng- Ảnh 3.

Vàng đem lại lợi nhuận cao nhất cho nhà đầu tư nếu họ mua khi giá (điều chỉnh theo lạm phát) thấp.

Biến động giá theo hình parabol gần đây cho thấy vàng có thể đang trong giai đoạn bong bóng. Những người đầu cơ có thể tiếp tục kiếm tiền trong ngắn hạn. Nhưng các nhà đầu tư muốn bảo vệ tài sản của mình trong dài hạn nên tìm kiếm nơi khác. So với vàng, dầu và bạc có vẻ cực kỳ rẻ. Bạch kim có thể được cho là đang trong tình trạng miễn nhiễm bong bóng. Cả về giá và nguồn cung đều giảm, loại kim loại quý hiếm nhất này có vẻ là nơi lưu trữ giá trị tốt hơn so với vàng.

Bài viết liên quan

23/06/2025 Bước ngoặt lịch sử của TTCK Việt Nam sau 25 năm phát triển

Kỷ niệm 25 năm thành lập TTCK Việt Nam là dịp để nhìn lại những thành tựu đáng tự hào và định hướng cho tương lai. Cách đây 25 năm, thị trường chứng khoán (TTCK) chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử kinh tế Việt Nam. […]

Xem thêm
20/06/2025 CTCK ước tính KQKD quý 2/2025 của 60 cái tên “hot”: KBC, VCG, MWG, PNJ, HAH lãi đột biến, một DN có thể tăng trưởng lợi nhuận 7.500%

Hàng loạt doanh nghiệp được dự báo có thể đạt mức tăng trưởng lợi nhuận quý 2/2025 hàng chục phần trăm, thậm chí “tăng bằng lần” so với cùng kỳ năm trước Chứng khoán Vietcombank (VCBS) vừa đưa ra dự báo về bức tranh lợi nhuận ngành và một số doanh nghiệp trong quý 2/2025. […]

Xem thêm
20/06/2025 Kỷ nguyên vươn mình: Thị trường chứng khoán Việt Nam trên hành trình vươn tầm khu vực

Kỷ nguyên vươn mình: Thị trường chứng khoán Việt Nam trên hành trình vươn tầm khu vực Thị trường chứng khoán Việt Nam hội tụ điều kiện thuận lợi để tăng trưởng bền vững giai đoạn 2025–2035 sau khi nâng hạng thị trường nhờ dòng vốn ngoại và động lực nội sinh từ nhà đầu […]

Xem thêm
20/06/2025 “Đại gia” Nhà nước bắt tay Vingroup phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc thu gần 15.000 tỷ từ bán điện sau 5 tháng

Cập nhật về dự án đầu tư nhà máy điện Nhơn trạch 3&4, tính đến tháng 5/2025, tiến độ tổng thể của gói thầu EPC hoàn thành ước đạt 99%. Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – CTCP (PV Power, mã: POW) vừa có báo cáo ước tính kết quả kinh doanh […]

Xem thêm
19/06/2025 Giá urê tăng nóng do căng thẳng tại Trung Đông, doanh nghiệp phân bón của Việt Nam hưởng lợi?

Giá urê tăng dựng đứng do căng thẳng tại Trung Đông có những tác động nhất định lên tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp phân bón tại Việt Nam. Căng thẳng tại Trung Đông đẩy giá nhiều loại hàng hoá leo thang, trong đó urê cũng không ngoại lệ. Trung Đông đặc biệt […]

Xem thêm
18/06/2025 KIS Research: Lợi nhuận, rủi ro và sự bất định của thị trường trong ngắn hạn

Nhận định tiềm năng của thị trường trong dài hạn, KIS thường tập trung vào ba yếu tố: Kỳ vọng tăng trưởng, lãi suất và rủi ro. Tuy nhiên trong ngắn hạn có thêm một biến số cũng khá quan trọng là thanh khoản. Cân nhắc các yếu tố trên, trong ngắn hạn, Chứng khoán […]

Xem thêm