“Tượng đài” ô tô Đức lung lay trước các đối thủ “Made in China”: Đầu tàu kinh tế EU đang gặp chuyện gì?

Hãng xe điện BYD của Trung Quốc được kỳ vọng tạo ấn tượng trong triển lãm tổ chức tại Đức. Ảnh: Felix Schmitt/ New York Times

Hãng xe điện BYD của Trung Quốc được kỳ vọng tạo ấn tượng trong triển lãm tổ chức tại Đức. Ảnh: Felix Schmitt/ New York Times

Chỉ thông qua một triển lãm ô tô, có thể nhìn thấy những rào cản đối với nền kinh tế Đức đang xuất hiện.

Tại sao Đức bị gán danh “Người bệnh của châu Âu”?

Nhiều thập kỷ qua, cụm từ “Made in Germany” là bảo chứng cho công nghệ và thiết kế ô tô ưu việt. Nhưng giờ đây, các nhà sản xuất ô tô Đức đang bị tụt lại phía sau trong cuộc đua sản xuất xe điện toàn cầu. Một số giám đốc điều hành Đức đang dùng thuật ngữ “tốc độ của Trung Quốc” để diễn tả mục tiêu họ cần phải chạy đua.

Thuật ngữ trên phản ánh khả năng của Trung Quốc trong chuyển đổi nhanh chóng từ ngành công nghiệp ô tô truyền thống sang sản xuất xe điện. Tinh hoa của quá trình phát triển này đã được đem trưng bày tại triển lãm I.A.A. Mobility ở Munich, Đức, ngày 5/9.

Nhà sản xuất xe điện Trung Quốc BYD đã vượt qua tập đoàn xe hơi lớn nhất nước Đức Volkswagen để trở thành hãng bán chạy nhất năm 2022. BYD trình làng mẫu sedan mới và được công chúng đón nhận.

Triển lãm tổ chức vào đúng thời điểm ngành công nghiệp ô tô Đức nói riêng và nền kinh tế Đức nói chung gặp khó khăn. Từng là động lực của nền kinh tế, các nhà sản xuất ô tô Đức giờ lại trở thành rào cản. Tháng 6, sản lượng của ngành này giảm 3,5%, gây áp lực lên tổng sản lượng công nghiệp cả nước.

"Tượng đài" ô tô Đức lung lay trước các đối thủ "Made in China": Đầu tàu kinh tế EU đang gặp chuyện gì? - Ảnh 1.

Dây chuyền sản xuất của Volkswagen. Ảnh: DPA

Không chỉ có các nhà sản xuất ô tô gặp khó khăn. Nền kinh tế Đức nói chung cũng đang ảm đạm. Chi phí năng lượng và nguyên liệu thô tăng cao, thêm vào đó là ảnh hưởng từ cuộc xung đột ở châu Âu gây áp lực lên kinh tế nước này.

Các công ty lớn của Đức như Volkswagen và gã khổng lồ ngành hoá chất BASF, đã trì hoãn kế hoạch mở rộng. Lạm phát cao đang xói mòn sức mua của người tiêu dùng và tạo ra tâm lý bi quan cho người dân lẫn doanh nghiệp.

Sau khi nền kinh tế Đức chính thức rơi vào suy thoái kỹ thuật vào cuối năm 2022, tốc độ tăng trưởng của nước này từ tháng 4 – tháng 6 vẫn không thay đổi. Tuần trước, ngân hàng trung ương Bundesbank dự đoán nền kinh tế “ít nhiều sẽ trì trệ thêm lần nữa trong quý 3 năm 2023”.

Trong số 8 nền kinh tế tiên tiến mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nghiên cứu, Đức là quốc gia duy nhất được dự đoán sẽ suy giảm trong năm nay. Dự báo này gợi nhớ lại những khó khăn của thập niên 1990, thời điểm nước Đức có tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục và tốc độ tăng trưởng kinh tế mờ nhạt. Chính từ đó, nước Đức được gán cho cái tên “người bệnh của châu Âu”.

Chính phủ Berlin đang gấp rút ứng phó với tình hình hiện tại. Tuần trước, Đức đã phê duyệt 32 tỷ euro, tương đương gần 35 tỷ USD, để cắt giảm thuế doanh nghiệp trong 4 năm nhằm vực dậy lĩnh vực sản xuất.

Nhưng rào cản lớn nhất đối với các công ty đó chính là nỗi sợ, trong đó giá năng lượng không ngừng tăng cao là yếu tố hàng đầu. Nhiều thập kỷ trước, Đức tự hào về nguồn cung điện đảm bảo cho các nhà máy sản xuất thép và ô tô hoạt động tốt.

Nhưng sau khi Moscow ngừng cung cấp khí đốt tự nhiên sang Đức, giá khí đốt đã tăng gấp 4 lần. Nhiều công ty buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất. Giá hiện đã giảm nhưng vẫn cao gần gấp đôi năm 2021.

Nỗi lo sợ đó đang khiến nhiều hãng công nghiệp Đức phải xem xét lại các khoản đầu tư đã lên kế hoạch trước đó. Đầu năm nay, Volkswagen quyết định hủy bỏ kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất pin thứ hai ở Đức và tìm kiếm các quốc gia khác có giá điện công nghiệp rẻ hơn. Không riêng Volkswagen, đầu năm nay, BMW tuyên bố sẽ đầu tư 800 triệu euro vào Mexico để sản xuất pin và các mẫu xe điện mới.

"Tượng đài" ô tô Đức lung lay trước các đối thủ "Made in China": Đầu tàu kinh tế EU đang gặp chuyện gì? - Ảnh 3.

Triển lãm được tổ chức trong thời điểm nền kinh tế Đức gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Felix Schmitt / New York Times

Việc các nhà sản xuất Đức không đáp ứng được nhu cầu xe điện gia tăng đã để lại một khoảng trống. Thế nên Trung Quốc nắm bắt cơ hội này và làm ra những chiếc xe điện giá cả phải chăng, hấp dẫn tại thị trường quê nhà.

Volkswagen đang có những động thái nhằm cải thiện vị thế của mình tại Trung Quốc. Tháng trước, hãng tuyên bố sẽ đầu tư 700 triệu USD để mua gần 5% cổ phần của Xpeng – công ty khởi nghiệp sản xuất xe điện của Trung Quốc.

Nhưng giờ đây các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang để mắt tới châu Âu, nơi ô tô chạy bằng nhiên liệu hoá thạch sẽ bị cấm trong thời gian tới. Giám đốc Michael Shu của BYD Châu Âu cho biết: “Châu Âu là thị trường chiến lược của BYD”.

Giám đốc Ferdinand Dudenhöffer thuộc Trung tâm Nghiên cứu Ô tô ở Duisburg, Đức, dự đoán châu Âu đang trở thành một thị trường tiềm năng cho xe điện Trung Quốc. Cạnh tranh sẽ ngày một gay gắt hơn.

Bài viết liên quan

06/11/2024 Fox News dự báo ông Trump sẽ trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ: Các chính sách kinh tế và quan điểm với những liên minh lớn như NATO sẽ thay đổi như thế nào dưới kỷ nguyên Trump 2.0?

Theo dự báo mới nhất, Fox News cho rằng ông Trump sẽ trở thành Tổng thống tiếp theo của nước Mỹ. Câu hỏi đặt ra là việc ông Trump đắc cử sẽ quyết định tương lai của các chính sách kinh tế, liên minh quốc tế và việc cải cách quy định nhập cư của […]

Xem thêm
04/11/2024 Một đối tác Mexico muốn mua 3.000 xe điện VF5 và 300 xe Vinbus, đề nghị VinFast, V-Green nghiên cứu lắp đặt trạm sạc tại nước này

VinFast cũng đánh dấu mốc quan trọng khi lần đầu trở thành thương hiệu ô tô thuần điện có doanh số dẫn đầu Việt Nam trong tháng 9/2024, đồng thời phủ sóng sự hiện diện với nhiều mẫu ô tô điện tại Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Hà Lan, Indonesia, Philippines.   Ngày 4/11, VinFast và […]

Xem thêm
28/10/2024 Một người mua trái phiếu Vạn Thịnh Phát được tuyên nhận bồi thường hơn 14,8 tỉ đồng

Đây là 1 trong số hơn 35.000 người đầu tư trái phiếu được xác định là bị hại trong đại án Vạn Thịnh Phát, giai đoạn 2. TAND TP HCM vừa công khai bản án sơ thẩm giai đoạn 1 trong vụ án do Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh […]

Xem thêm
24/10/2024 CTCK thu lãi kỷ lục từ hoạt động cho vay, xu hướng “shadow banking” ngày càng rõ rệt

Xu hướng “shadow banking” trong nhóm các CTCK được dự báo sẽ ngày càng phát triển khi doanh nghiệp khó tiếp cận được vốn từ kênh tín dụng ngân hàng, trái phiếu. Dư nợ cho vay tại các CTCK tăng 6 quý liên tiếp qua đó lập kỷ lục mới 232.000 tỷ đồng vào cuối […]

Xem thêm
11/10/2024 Siêu dự án 67,3 tỷ USD đường sắt cao tốc Bắc – Nam: “Đại gia” xây dựng Đèo Cả muốn tham gia, “ông lớn” ngành thép khẳng định Hoà Phát có đủ khả năng

Tập đoàn Đèo Cả và Hoà Phát đều thể hiện mong muốn tham gia vào siêu dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam. Tập đoàn Đèo Cả vừa có văn bản 1316/2024/DCG kiến nghị một số giải pháp cụ thể để thúc đẩy một số dự án trọng điểm dựa trên cơ sở […]

Xem thêm
11/10/2024 Trước khi Temu xuất hiện, cuộc chơi “đốt tiền” của TMĐT Việt Nam đã có hồi kết: Shopee tăng 70% doanh thu, lãi hàng nghìn tỷ trong khi đối thủ vẫn lỗ đậm

Hàng thập kỷ qua, TMĐT còn được xem là “sân chơi đốt tiền” của các doanh nghiệp đứng sau các sàn. Đơn cử, Sendo 2 năm liên tiếp đã thua lỗ hơn 1.000 tỷ, Lazada cũng thua lỗ hàng trăm tỷ đồng mỗi năm… Ảnh: Năm 2023, Shopee tiếp tục lãi thêm gần 1.500 tỷ […]

Xem thêm