Tổng lợi nhuận các công ty chứng khoán tăng vọt lên cao nhất 6 quý, đâu là động lực?

Tổng lợi nhuận của các công ty chứng khoán trong quý 3 vừa qua ước đạt gần 7.000 tỷ đồng, tăng 23% so với quý 2 trước đó và gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Cùng với đà phục hồi của thị trường chứng khoán từ đầu năm, tình hình kinh doanh của các công ty chứng khoán cũng dần khởi sắc trở lại. Sau khi chạm đáy vào quý 3 năm ngoái, tổng lợi nhuận của các công ty chứng khoán trong cả 3 quý đầu năm nay đều ghi nhận tăng trưởng so với hơn quý liền trước.

Theo thống kê, tổng lợi nhuận của các công ty chứng khoán trong quý 3 vừa qua ước đạt gần 7.000 tỷ đồng, tăng 23% so với quý 2 trước đó và gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức lợi nhuận cao nhất trong vòng 6 quý kể từ quý 1/2022 – thời điểm thị trường chứng khoán đang trên đỉnh 1.500 với giao dịch rất sôi động.

Tổng lợi nhuận các công ty chứng khoán tăng vọt lên cao nhất 6 quý, đâu là động lực? - Ảnh 1.

Đa phần các công ty chứng khoán trong top đầu về lợi nhuận quý 3/2023 đều ghi nhận tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái và quý trước. Trong đó, TCBS trở lại vị trí số 1 về lợi nhuận cùng mức tăng trưởng ấn tượng 57% so với cùng kỳ 2022 và 108% so với quý 2 trước đó. Đây cũng là công ty chứng khoán duy nhất có lợi nhuận trên nghìn tỷ trong quý vừa qua.

Tương tự, SSI và VNDirect cũng đều tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm ngoái và quý 2 trước đó. Lợi nhuận trước thuế quý 3 của 2 “ông lớn” này chỉ kém giai đoạn đỉnh cao từ quý 4/2021 đến quý 1/2022. Ngược lại, top 10 công ty chứng khoán có lợi nhuận lớn nhất quý 3 chỉ có VPBankS và VIX sụt giảm so với quý trước.

Tổng lợi nhuận các công ty chứng khoán tăng vọt lên cao nhất 6 quý, đâu là động lực? - Ảnh 2.

Tăng trưởng nhờ đâu?

Tình hình kinh doanh của các công ty chứng khoán được hỗ trợ tích cực bởi diễn biến tương đối khởi sắc của thị trường trong quý 3. VN-Index có thời điểm leo lên mức cao nhất trong vòng 1 năm vào đầu tháng 9 trước khi quay đầu điều chỉnh. Hàng loạt cổ phiếu cũng tăng mạnh giúp hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán đạt kết quả khả quan, đặc biệt là top đầu.

Điển hình như VNDirect, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) trong quý 3 tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt hơn 925 tỷ đồng. Ngược lại, lỗ từ FVTPL lại giảm 57% so với cùng kỳ năm ngoái xuống mức 281 tỷ đồng. Như vậy, công ty chứng khoán này lãi gộp từ tự doanh đến 644 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái con số này chỉ ở mức 24 tỷ đồng.

Tương tự, SSI lãi gộp đến hơn 600 tỷ từ hoạt động tự doanh, gấp hơn 2 lần cùng kỳ. Cụ thể, lãi từ FVTPL của công ty chứng khoán này tăng đến 73% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 765 tỷ đồng trong khi lỗ từ FVTPL chỉ nhích nhẹ so với quý 3/2022 lên mức 162 tỷ đồng. TCBS cũng lãi lớn 645 tỷ từ tự doanh, gấp 2,5 lần cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, lãi bán FVTPL đạt 669 tỷ đồng còn lỗ bán FVTPL chỉ 24 tỷ đồng.

Chiều ngược lại, vẫn có một số cái tên tự doanh không thật sự hiệu quả như trường hợp của VPS. Trong quý 3, lãi từ FVTPL của công ty chứng khoán này đạt 418 tỷ đồng trong khi lỗ từ các tài sản này là 479 tỷ đồng, dẫn đến lỗ gộp tự doanh 61 tỷ đồng. Đổi lại mảng môi giới và cho vay của VPS đều khởi sắc giúp lợi nhuận không bị sụt giảm.

Không chỉ VPS, đa phần các công ty chứng khoán đều ghi nhận tăng trưởng trong mảng môi giới và cho vay. Tổng doanh thu môi giới của các công ty chứng khoán quý 3 đạt hơn 4.200 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái, tổng lãi gộp tăng trưởng đến 55% so với quý 3/2022, lên mức 1.070 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng lãi từ cho vay và phải thu quý 3/2023 cũng tăng gần 13% so với cùng kỳ năm ngoái lên hơn 4.800 tỷ đồng.

Tổng lợi nhuận các công ty chứng khoán tăng vọt lên cao nhất 6 quý, đâu là động lực? - Ảnh 3.

Hoạt động môi giới và cho vay của các công ty chứng khoán phụ thuộc rất nhiều vào thanh khoản và quý 3 vừa qua lại là giai đoạn thị trường sôi động nhất trong khoảng một năm rưỡi trở lại đây. Lượng tài khoản mở mới trong 3 tháng của quý 3 đều trên 150.000 đơn vị, cao hơn nhiều so với mặt bằng chung giai đoạn trước. Giá trị khớp lệnh trên HoSE trong phần lớn thời gian của quý 3 duy trì trên 20.000 tỷ đồng, thậm chí chạm ngưỡng tỷ USD trong một số phiên đầu tháng 9.

Lượng nhà đầu tư mới gia tăng cũng góp phần thúc đẩy nhu cầu sử dụng đòn bẩy. Dư nợ cho vay tại các công ty chứng khoán vào thời điểm cuối quý 3 ước tính lên đến 165.000 tỷ đồng, tăng 15.000 tỷ so với cuối quý 2 và tăng 43.000 tỷ đồng so với đầu năm. So với mức đỉnh hồi cuối quý 1 năm ngoái, con số còn kém khoản 35.000 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ margin tăng khoảng 17.000 tỷ so với cuối quý 2, ước đạt 159.000 tỷ đồng tại thời điểm 30/9, còn lại là ứng trước tiền bán.

Tổng lợi nhuận các công ty chứng khoán tăng vọt lên cao nhất 6 quý, đâu là động lực? - Ảnh 4.

Nhìn chung, quý 3 vừa qua là khoảng thời gian thuận lợi với nhiều yếu tố tích cực hỗ trợ thị trường cũng như kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, những động lực tăng trưởng đang có dấu hiệu phai nhạt dần khi thị trường bước vào giai đoạn khó khăn với thanh khoản sụt giảm. Trong khi đó, kỳ vọng vào KRX và nâng hạng thị trường vẫn là câu chuyện ở tương lai.

Bài viết liên quan

21/11/2024 Vinhomes trước ngày cuối cùng làm nên lịch sử, hơn 211 triệu cổ phiếu quỹ đã về tay

Vinhomes chắc chắn sẽ không thể mua đủ số lượng đăng ký nhưng đây vẫn sẽ là thương vụ mua cổ phiếu quỹ có quy mô lớn nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam. Ngày 21/11 là ngày cuối cùng trong chiến dịch mua cổ phiếu quỹ của Vinhomes. Như vậy, sẽ chỉ còn duy […]

Xem thêm
19/11/2024 Kỷ lục buồn của chứng khoán Việt Nam: Khối ngoại bán ròng 85.000 tỷ trên HoSE từ đầu năm

Trong ngắn hạn, áp lực tỷ giá là yếu tố ảnh hưởng lớn đến dòng vốn ngoại. Về dài hạn, việc thiếu hàng hoá mới chất lượng là nguyên nhân chính khiến khối ngoại không mặn mà với chứng khoán Việt Nam. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua giai đoạn chịu áp […]

Xem thêm
18/11/2024 Thanh tra Bộ Tài chính: 7 khoản đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng của Vicem tiềm ẩn rủi ro mất vốn

Ngày 5/11, Thanh tra Bộ Tài chính đã công bố kết luận thanh tra tại Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem). Theo kết luận thanh tra, đầu tư tài chính dài hạn của Công ty mẹ – Tổng công ty tại thời điểm 31/12/2023 là 13.973 tỷ đồng vào 31 công ty (bao gồm […]

Xem thêm
15/11/2024 Ngày này 2 năm trước, VN-Index xuống đáy 900 điểm

Không ít chứng sỹ kỳ vọng VN-Index sẽ tạo đáy thành công trong phiên 15/11 như 2 năm trước nhưng thực tế bối cảnh thị trường đã khác rất nhiều. Đúng ngày này (15/11) 2 năm trước, VN-Index có phiên giảm mạnh hơn 29 điểm (-3,1%) xuống 911,9 điểm. Từ vùng đáy này, chứng khoán […]

Xem thêm
15/11/2024 VN-Index liên tục sụt giảm với thanh khoản mất hút, nhịp điều chỉnh bao giờ mới kết thúc?

Nếu thanh khoản vẫn không cải thiện, khối ngoại bán ròng mạnh tay, các nhịp hồi của thị trường nhiều khả năng là Bull-trap. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua khoảng thời gian giao dịch khó khăn về cả điểm số lẫn thanh khoản. Các phiên tăng, giảm dù đan xen song […]

Xem thêm
14/11/2024 Ông Phạm Nhật Vượng gửi tâm thư tại “thời khắc lịch sử của ngành công nghiệp ô tô nội địa”, chi thêm 200 tỷ thưởng Tết cho 140.000 người Vingroup

Ông Vượng tin rằng tất cả những người dân Việt Nam yêu nước, yêu đồng bào sẽ ủng hộ VinFast. Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Vingroup vừa gửi tâm thư đến cán bộ nhân viên của tập đoàn nhân dịp VinFast chính thức trở thành hãng xe bán chạy số 1 thị trường Việt Nam với hơn […]

Xem thêm