Thị trường rung lắc, bộ đôi doanh nghiệp đầu ngành nhựa “dắt tay nhau” lên đỉnh lịch sử

Thị trường rung lắc, bộ đôi doanh nghiệp đầu ngành nhựa "dắt tay nhau" lên đỉnh lịch sử

So với đầu năm, giá trị hai cổ phiếu đã tăng hai chữ số phần trăm.

Giữa những sóng gió của thị trường chung, bội đôi cổ phiếu ngành nhựa NTP – Nhựa Thiếu niên Tiền Phong và BMP – Nhựa Bình Minh lại “dắt tay nhau” cùng lên đỉnh lịch sử. Thị giá NTP leo lên mức 70.800 đồng/cp, trong khi BMP bốc đầu chạm tới vùng giá 144.400 đồng/cp. So với đầu năm, giá trị cổ phiếu NTP đã tăng thêm hơn 13% trong mã BMP tăng hơn 10%.

Vốn hóa thị trường của Nhựa Tiền Phong hiện đạt gần 10.100 tỷ đồng, thấp hơn giá trị vốn hóa của Nhựa Bình Minh là 11.820 tỷ đồng. Tuy nhiên khoảng cách đang ngày một được thu hẹp trong vài năm trở lại đây.

Thị trường rung lắc, bộ đôi doanh nghiệp đầu ngành nhựa "dắt tay nhau" lên đỉnh lịch sử- Ảnh 1.

Thực tế, NTP và BMP là những đối thủ truyền thống trong ngành nhựa. Cả hai đều là các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất nhựa của Việt Nam. Cách đây hơn thập kỷ, cả 2 doanh nghiệp đã tạo ra hàng nghìn tỷ doanh thu mỗi năm. Trong suốt nhiều năm, doanh thu của Nhựa Tiền Phong luôn cao hơn cho đến trước khi bị Nhựa Bình Minh bắt kịp và vượt qua vào năm 2020.

Cục diện lại thay đổi vào năm 2021 khi đà tăng của Nhựa Bình Minh bị chặn đứng bởi tác động từ Covid, trái ngược Nhựa Tiền Phong bất ngờ tăng trưởng cao. Sang năm 2022, sau khi trở lại trạng thái bình thường, doanh thu của Nhựa Bình Minh đã tăng vọt trở lại và tiếp tục so kè sòng phẳng với Nhựa Tiền Phong. Giá vốn tốt hơn giúp Nhựa Bình Minh ghi nhận lợi nhuận cao hơn.

Tới năm 2024, trong khi Nhựa Bình Minh tỏ ra hụt hơi, doanh thu giảm 10% xuống 4.679 tỷ đồng, kéo theo lợi nhuận trước thuế giảm 5% xuống còn 1.241 tỷ đồng, tình hình lại tích cực hơn tại phía đối thủ. Nhựa Tiền Phong ghi nhận doanh thu cả năm đạt hơn 5.656 tỷ đồng, tăng hơn 9%. Giá vốn tăng chậm hơn giúp công ty tích lũy thêm 14% lợi nhuận gộp, đạt gần 1.770 tỷ đồng. Kết quả, NTP có khoảng 888 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 35% – mức cao nhất trong lịch sử 65 năm hoạt động và là năm thứ 6 liên tiếp lợi nhuận tăng trưởng.Thị trường rung lắc, bộ đôi doanh nghiệp đầu ngành nhựa "dắt tay nhau" lên đỉnh lịch sử- Ảnh 2.

ang quý đầu năm 2025, tình hình kinh doanh của 2 doanh nghiệp đều tương đối khởi sắc, qua đó trở thành động lực lớn thúc đẩy đà đi lên của giá cổ phiếu. Theo BCTC quý 1 Nhựa Tiền Phong vừa công bố, doanh thu thuần đạt hơn 1.269 tỷ đồng, tăng gần 34% so với cùng kỳ. Trừ đi giá vốn, Nhựa Tiền Phong lãi gộp hơn 358 tỷ đồng, tăng gần 31%.

Doanh thu tài chính tăng vọt 135% lên gần 37 tỷ đồng, chủ yếu nhờ tăng lãi tiền gửi, tiền cho vay. Kết quả, Nhựa Tiền Phong lãi sau thuế gần 212 tỷ đồng, tăng 94% so với quý 1/2024.

Thị trường rung lắc, bộ đôi doanh nghiệp đầu ngành nhựa "dắt tay nhau" lên đỉnh lịch sử- Ảnh 3.

Với Nhựa Bình Minh, doanh thu quý 1 của doanh nghiệp đạt 1.383 tỷ đồng tăng 38% so với cùng kỳ. Cùng với đó, giá vốn tăng 37% so với cùng kỳ. Khấu trừ các chi phí khác, Nhưa Bình Minh báo LNST đạt 287 tỷ đồng tăng 51% so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2025, Nhựa Bình Minh đặt kế hoạch doanh thu dự kiến 5.362 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế dự kiến 1.055 tỷ đồng, lần lượt tăng 15% và 6% so với thực hiện trong năm trước. Như vậy công ty đã hoàn thành 27% mục tiêu.

Thị trường rung lắc, bộ đôi doanh nghiệp đầu ngành nhựa "dắt tay nhau" lên đỉnh lịch sử- Ảnh 4.

Ở khía cạnh khác, một trong những mối lương duyên giữa NTP và BMP phải kể tới sự hiện diện của cổ đông người Thái The Siam Cement Group (SCG). Năm 2012, The Nawaplastic Industries (Saraburi) Co., Ltd – thành viên của SCG gây bất ngờ khi trở thành cổ đông lớn của cả Nhựa Bình Minh và Nhựa Tiền Phong. Cuối năm 2017, bước ngoặt đến khi Nawaplastic quyết định thoái toàn bộ gần 24% vốn của NTP, kết thúc gần 6 năm đồng hành. Ngược lại, tổ chức này nhảy sang “ôm” trọn lô 24,13 triệu cổ phiếu BMP từ SCIC  thoái vốn trong đợt đấu giá cổ phần tháng 3/2018 và nhanh chóng tiến đến chi phối tại Nhựa Bình Minh.

Hiện Nhựa Bình Minh vẫn được xem là “con gà đẻ trứng vàng” cho người Thái với cổ tức tiền mặt đều đặn mỗi năm bên cạnh lợi nhuận từ kinh doanh cũng như đà tăng trưởng của giá cổ phiếu.

Bài viết liên quan

17/07/2025 Chuyên gia chỉ ra các yếu tố cần lưu ý về thị trường tài sản mã hóa

Tài sản số, tài sản mã hoá không còn là khái niệm mới với nhiều nhà đầu tư, với nhà đầu tư F0 muốn tham gia thị trường này, cần hiểu lãi quá cao thì rủi ro cao. Tại chương trình “Café Cùng Chứng” do Chứng khoán SSI tổ chức sáng 17/7, ông Lê Bảo […]

Xem thêm
17/07/2025 Giá chung cư mới ở Hà Nội tiếp tục lập đỉnh, lượng dự án dự kiến mở bán có giá trên 100 triệu/m2 tăng “đột biến”

Theo VARS, giá bán trung bình chung cư tại Hà Nội trong quý 2/2025 đạt mức trung bình 75,5 triệu đồng/m2, tăng khoảng 7,7% so với quý trước và tăng mạnh 87,7% so với quý 4/2019. Tại sự kiện báo cáo thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm 2025, ông Lê Đình Chung […]

Xem thêm
17/07/2025 Nhà đầu tư chú ý: VN-Index chỉ còn cách đỉnh lịch sử hơn 50 điểm

Với khoảng cách này, cơ hội để chứng khoán Việt Nam vượt đỉnh đang rõ ràng hơn bao giờ hết trong gần 3 năm qua. Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa cú bứt phá ngoạn mục qua đó lấy lại những gì đã mất trong phiên trước. VN-Index tăng gần 15 điểm (+1,01%) phiên […]

Xem thêm
16/07/2025 VN-Index đang “băng băng” tiến tới đỉnh cũ bất ngờ “quay xe”, điều gì đang diễn ra?

Theo ông Nam Trung, thị trường đã tăng rất mạnh trong thời gian ngắn và lúc này cũng là thời điểm tốt để nhà đầu tư có thể bảo vệ các thành quả đã xây dựng trước đó. Sau chuỗi 7 phiên liên tiếp tăng điểm, thị trường chứng khoán Việt Nam gặp phải lực […]

Xem thêm
16/07/2025 Cập nhật số liệu CTCK ngày 16/7: TCBS lãi kỷ lục, lộ diện khoản lỗ đầu tiên của ngành chứng khoán quý 2/2025

TCBS đã công bố BCTC quý 2/2025 với lợi nhuận ghi nhận ở mức kỷ lục 1.733 tỷ đồng. Cập nhật đến ngày 16/7, nhóm công ty chứng khoán ghi nhận 6 công ty đã công bố kết quả kinh doanh quý 2 và 6 tháng đầu năm 2025. Công ty Cổ phần Chứng khoán […]

Xem thêm
15/07/2025 Tin vui lớn cho thị trường bất động sản: Loạt siêu dự án của “ông lớn” Vingroup, Sunshine Group, Lotte, BRG… cùng lúc có chuyển biến quan trọng

18 dự án bất động sản của các “ông lớn” như Vingroup, Sunshine Group, BRG… trên địa bàn 2 thành phố Hà Nội và TP.HCM đã nộp và được phê duyệt giá đất, mang về hơn 104.000 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước. Theo số liệu về khoản thu tiền sử dụng đất của […]

Xem thêm