Thị trường “nguội ngắt” trong ngày đáo hạn phái sinh

Dòng tiền vốn đã suy yếu những phiên gần đây lại càng có lý do để đứng ngoài hôm nay khi nhằm vào phiên đáo hạn phái sinh. Tổng giá trị khớp lệnh hai sàn niêm yết sụt giảm 34% so với sáng hôm qua. HoSE thậm chí xuống dưới ngưỡng 3.000 tỷ đồng, ghi nhận mức thấp kỷ lục 20 phiên…

Xếp theo giá trị khớp lệnh cho thấy các cổ phiếu thanh khoản cao nhất sáng nay chủ yếu lại giảm giá.

Dòng tiền vốn đã suy yếu những phiên gần đây lại càng có lý do để đứng ngoài hôm nay khi nhằm vào phiên đáo hạn phái sinh. Tổng giá trị khớp lệnh hai sàn niêm yết sụt giảm 34% so với sáng hôm qua. HoSE thậm chí xuống dưới ngưỡng 3.000 tỷ đồng, ghi nhận mức thấp kỷ lục 20 phiên.
Lượng tiền vào thị trường quá ít khiến biến động của giá cổ phiếu trở nên kém ổn định. Độ rộng của VN-Index cho thấy ban đầu giao dịch cũng khá tích cực, thậm chí nửa đầu phiên còn tăng nhiều hơn giảm, nhưng nền thanh khoản thấp nhanh chóng gây hiệu ứng phụ và giá bắt đầu tụt xuống nhiều hơn về cuối phiên.
VN-Index tăng tốt nhất lúc 10h25, trên tham chiếu 0,25%, độ rộng là 196 mã tăng/114 mã giảm. Đến gần 11h khi chỉ số chính thức rơi trở lại xuống dưới tham chiếu, độ rộng đã cân bằng 156 mã tăng/158 mã giảm. Kết phiên số tăng còn 123 mã, số giảm là 213 mã.
Thay đổi giá nói trên thể hiện lực mua quá kém, nên khi bên bán bắt đầu thoát hàng mạnh hơn, giá lập tức suy yếu dần. Sàn HoSE khớp cả sáng nay mới đạt 2.323,9 tỷ đồng, giảm 38% so với sáng hôm qua. VN30 thậm chí giảm 45%, chỉ giao dịch được 763,7 tỷ đồng. Với lượng thanh khoản này, thị trường không giảm mạnh đã là may mắn.
VN-Index chốt phiên sáng giảm 0,18% tương đương -1,86%, VN30 giảm 0,35%. Midcap giảm 0,17%, Smallcap tăng 0,07%. Độ rộng trong rổ blue-chips kém với 5 mã tăng và 18 mã giảm. Dù vậy mức độ giảm nhẹ ở nhóm trụ cũng chưa gây tác động gì lớn. Rổ VN30 đang có 4 mã giảm trên 1% là PDR giảm 2,55%, VPB giảm 1,52%, VRE giảm 1,06%, NVL giảm 1,03% và CTG giảm 1,05%. Nhóm trụ VHM, VCB, VIC, MSN cũng đỏ, nhưng giảm không đáng kể. Phía tăng nổi bật là BVH tăng 1,84%, SAB tăng 1,58%, GAS tăng 1,46%.

VN-Index thiếu lực đỡ, đã trượt giảm nhanh về cuối phiên sáng nay.

Mặc dù vẫn còn khá nhiều cổ phiếu đi ngược dòng sáng nay nhưng cơ bản là nhờ lợi thế thanh khoản thấp. HoSE đang có khoảng 50 mã tăng giá hơn 1% thì chỉ có 10 mã đạt thanh khoản trên 10 tỷ đồng, thậm chí là một nửa (25 mã) đạt thanh khoản từ 1 tỷ đồng trở lên. Vài mã tiêu biểu có thể kể tới là DBC tăng 2,55% thanh khoản 63 tỷ đồng; TCM tăng 1,4% thanh khoản 27,7 tỷ; BMP tăng 3,91% thanh khoản 25,6 tỷ; VHC tăng 2,17% giao dịch 20,8 tỷ; SKG tăng 4,66% giao dịch 20,7 tỷ…
Tổng thể, do có nhịp trượt dốc cuối phiên sáng nên hầu hết những cổ phiếu thanh khoản vượt trội sáng nay đều đang giảm giá. Top 10 mã có giá trị khớp lệnh cao nhất thị trường thì chỉ có 2 mã tăng là STB và DBC, còn lại toàn giảm. Tín hiệu xả lớn xuất hiện ở VPB, DIG, NVL, PDR, HAG, các cổ phiếu đều giảm giá sâu và thanh khoản khá cao so với mặt bằng chung.
Việc thanh khoản sụt giảm đột biến sáng nay có thể đến từ sự thận trọng trong phiên đáo hạn phái sinh. Tuy nhiên đó cũng chỉ là một lý do mang tính trùng hợp, vì đáo hạn phái sinh dễ có biến động mạnh, nhưng là sự kiện một lần. Các nhà đầu tư không thể chỉ vì một diễn biến rất ngắn hạn mà lo sợ đến mức đứng ngoài.
Nhà đầu tư nước ngoài sáng nay tăng nhẹ 14% mức giải ngân trên HoSE, khoảng 209,1 tỷ đồng. Bán ra giảm tới 49%, còn 224,8 tỷ đồng. Do đó vị thế ròng là -15,7 tỷ, không đáng kể. Cổ phiếu duy nhất bị bán nổi bật hơn là GMD -13,9 tỷ đồng. Cổ phiếu được mua ròng lớn nhất là STB +8,2 tỷ. Như vậy giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài cũng nguội lạnh như nhà đầu tư trong nước.

Bài viết liên quan

18/10/2024 Tăng trưởng ấn tượng nhất thế giới trong vòng hai thập kỷ, một chỉ số của Việt Nam được dự báo sẽ vượt Indonesia và Thái Lan trong 5 năm tới

Theo EIU, môi trường kinh doanh của Việt Nam đã chứng kiến sự cải thiện mạnh nhất trong giai đoạn 2003-2023, với điểm đánh giá đạt 1,3 điểm, cao nhất trong số 82 quốc gia, vùng lãnh thổ được nghiên cứu. Mới đây, EIU đã công bố Bảng xếp hạng Môi trường kinh doanh. Đây […]

Xem thêm
17/10/2024 GEMSTOCK Tranding tích hợp biểu đồ phân tích kỹ thuật của TradingView vào nền tảng giao dịch

Trong thời đại số hóa hiện nay, việc sử dụng các công cụ và ứng dụng hiệu quả là điều quan trọng trong mọi lĩnh vực kinh doanh, bao gồm cả lịch kinh tế và bộ lọc cổ phiếu trong lĩnh vực chứng khoán. Công ty Cổ phần đầu tư tài chính GEM đã tích […]

Xem thêm
17/10/2024 BCTC quý 3/2024 sáng 17/10: Xuất hiện nhiều DN báo lãi tăng mạnh từ 40-200%

CTCP Cao su Thống Nhất (TNC) báo lãi tăng 200% đạt 15 tỷ đồng. Doanh thu tăng là lý do chính giúp lợi nhuận của công ty này tăng. Trong quý 3/2024, tổng doanh thu của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đạt 232,9 tỷ đồng, giảm 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Đóng góp nhiều nhất vào cơ […]

Xem thêm
16/10/2024 Cổ phiếu một doanh nghiệp ô tô của Việt Nam tăng nóng với thông tin cổ tức cao kỷ lục, “đại gia” Thái Lan mừng thầm

Cổ phiếu tăng nóng giúp đại gia Thái Lan lãi lớn với khoản đầu tư vào doanh nghiệp ô tô này của Việt Nam, chưa kể đến cổ tức đã bỏ túi. Bất chấp VN-Index đang “vật vã” trước mốc 1.300 điểm, nhiều cổ phiếu vẫn nhấn ga tăng tốc mạnh mẽ, nổi bật có […]

Xem thêm
15/10/2024 Loạt “tin vui” có thể kích hoạt dòng tiền chảy vào chứng khoán trong thời gian tới

Theo chuyên gia, yếu tố mang tính biến động là một trong rào cản khiến nhà đầu tư chưa mạnh dạn giải ngân. VN-Index nhiều lần không vượt ngưỡng 1.300 phần nào làm thu hẹp dòng tiền. Trong năm 2024, vàng có sóng tăng mạnh mẽ và là một trong những tài sản ưa thích […]

Xem thêm
14/10/2024 Nền kinh tế của quốc gia ‘đầu tàu’ BRICS có thể ‘ngã gục’ chỉ sau thông báo của đại gia dầu mỏ trong khối, 1 cuộc chiến đang chực chờ bùng lên?

Kinh tế Nga, thành viên quan trọng của BRICS, có thể sẽ gặp khó khăn hơn trong việc đảm bảo doanh thu dầu mỏ ở mức cần thiết nếu Ả Rập Xê Út khiến giá dầu thô toàn cầu giảm mạnh. Ả Rập Xê Út, “đại gia” dầu mỏ và thành viên của BRICS, từng phát […]

Xem thêm