Thanh khoản xuống mức thấp nhất gần 6 tháng, bao giờ dòng tiền quay trở lại?
Thanh khoản ảm đạm đã kéo dài suốt trong thời gian gần đây. Từ mức bình quân trên 20.000 tỷ đồng, thậm chí có những phiên khớp lệnh chạm ngưỡng tỷ đô, giá trị khớp lệnh trên HOSE đã liên tục tụt dốc xuống dưới mức 13.000 tỷ đồng từ đầu tháng 10 đến nay.
Sau quãng giằng co đầu phiên 24/10, VN-Index quay đầu bứt phá 12,37 điểm để lên mốc 1.105 điểm. Tuy nhiên, đà tăng không nhận được sự đồng thuận của dòng tiền khi thanh khoản tiếp tục “phá đáy” trong gần 6 tháng.
Nói về đà tụt dốc của thanh khoản, ông Huy cho rằng nguyên nhân chủ yếu do hiện tượng tiết cung khi các yếu tố rủi ro thế giới lắng xuống. Bên cạnh đó, một số tin đồn liên quan hoạt động liên quan đến cho vay ngoài CTCK cũng ảnh hưởng tới dòng tiền trên thị trường.
Mặt khác, vị chuyên gia cho rằng nếu nhìn sâu vào sự dịch chuyển dòng tiền, có thể thấy một xu hướng đã hình thành và tiếp tục trong thời gian tới, đó là việc dòng tiền lớn đang phải co về cơ cấu tài sản và tham gia thị trường tái cấu trúc. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến dòng tiền trên thị trường chứng khoán trong dài hạn.
Dòng tiền sẽ dần quay trở lại khi rủi ro hạ nhiệt
Trong ngắn hạn, dù không loại trừ khả năng thị trường đang dần xác lập vùng đáy khi thanh khoản giảm sâu, song điều này cần có thời gian kiểm chứng.
Thông thường sau chuỗi giảm mạnh, giá đi trước khối lượng và cần xuất hiện tuần mà thanh khoản tăng 30-50% so với trung bình 1 tháng (4-5 tuần) để xác nhận lực cầu xuất hiện và khả năng thị trường tạo đáy. Tuy nhiên, hiện tại xu hướng giảm (kỹ thuật) đã xuất hiện ở khung dài hạn – trung hạn – ngắn hạn, thanh khoản thấp cho thấy nỗ lực phục hồi chưa thuyết phục và chưa chắc chắn về khả năng tạo đáy.
“Thanh khoản giai đoạn này giống thời điểm tháng 2 – tháng 4 đầu năm nay. Khi bối cảnh vĩ mô dần sáng và các yếu tố rủi ro hạ nhiệt, dòng tiền nhà đầu tư có thể dần quay trở lại thị trường. Do đó, thời điểm này có thể dần xuống tiền cho mục tiêu trung hạn, với một danh mục tốt” , ông Huy đưa ra dự báo.
Dù trong ngắn hạn còn nhiều yếu tố bất định, song định giá thị trường đã trở về mức cân bằng sau nhịp giảm sâu được kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến thanh khoản thị trường trong trung và dài hạn.
Định giá P/E của VN-Index đã giảm từ mức 14,1 lần vào giữa tháng 9 xuống còn xấp xỉ 12,24 lần – thấp hơn mức trung bình 5 năm. Với kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận có thể cải thiện từ Q3/2023, P/E thị trường có thể tiếp tục giảm đi đáng kể.
Trên quan điểm tích cực, Pyn Elite Fund cũng đánh giá TTCK có thể sẽ tiếp tục xu hướng tăng dựa trên triển vọng cải thiện rõ ràng dữ liệu kinh tế và thu nhập của doanh nghiệp. Quỹ ngoại nhận định VN-Index có tiềm năng trở lại vùng định giá P/S trên 2 tương ứng vùng 1.500 điểm cùng dự báo lãi suất điều hành dự kiến sẽ giảm xuống 4% trong 12 tháng tới.
Cụ thể, giá trị khớp lệnh trên HoSE chỉ đạt chỉ đạt xấp xỉ 9.000 tỷ đồng, giảm 10% so với phiên trước đó và cũng là mức thấp nhất kể từ đầu tháng 5/2023. Đây cũng là phiên đầu tiên sau 3 tháng thanh khoản khớp lệnh “nhúng” dưới 10.000 tỷ đồng.
Thực tế, thanh khoản ảm đạm đã kéo dài suốt trong thời gian gần đây. Từ mức bình quân trên 20.000 tỷ đồng, thậm chí có những phiên khớp lệnh chạm ngưỡng tỷ đô, giá trị khớp lệnh trên HOSE đã liên tục tụt dốc xuống dưới mức 13.000 tỷ đồng từ đầu tháng 10 đến nay.
Diễn biến sụt giảm của thanh khoản diễn ra sau khi thị trường ghi nhận những biến động mạnh. Trải qua những cú giảm sâu, nhà đầu tư cầm cổ phiếu thường có tâm lý chán nản không muốn giao dịch, trong khi người cầm tiền vẫn chọn chiến lược chờ đợi hơn là đuổi giá. Điều này khiến hai phía cung – cầu không thể gặp nhau và hệ quả là thanh khoản giảm nhanh chóng mặt.
Bàn về diễn biến hồi phục của thị trường, ông Bùi Văn Huy – Giám đốc Chi nhánh Chứng khoán DSC cho rằng bối cảnh liên thị trường bớt phần căng thẳng, dẫn dắt là tín hiệu từ trái phiếu. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ giảm mạnh khi chạm đến các vùng kháng cự quan trọng và nhiều nhóm lớn chốt lời, Dollar Index cũng hạ nhiệt khi giảm dưới 106. Dù các thị trường chưa phục hồi nhiều, nhưng đà rơi cũng đã có sự chững lại.
Bên cạnh đó, trong nước có một số thông tin hỗ trợ tích cực liên quan đến việc Thủ tướng tiếp tục chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh nhằm thúc đẩy kinh tế cũng giải tỏa phần nào tâm lý căng thẳng của nhà đầu tư trong những ngày qua.