Quyết định áp thuế 25% của ông Trump không tác động lớn đến ngành thép Việt, một “ông lớn” vẫn được dự báo tăng trưởng lợi nhuận mạnh trong năm 2025
![](https://gemstock.vn/wp-content/uploads/2025/02/3-mobile.jpg)
![Quyết định áp thuế 25% của ông Trump không tác động lớn đến ngành thép Việt, một "ông lớn" vẫn được dự báo tăng trưởng lợi nhuận mạnh trong năm 2025 Quyết định áp thuế 25% của ông Trump không tác động lớn đến ngành thép Việt, một "ông lớn" vẫn được dự báo tăng trưởng lợi nhuận mạnh trong năm 2025](https://cafefcdn.com/thumb_w/640/203337114487263232/2025/2/11/avatar1739286763003-1739286763659750245886.png)
SSI Research cũng nhìn nhận triển vọng ngành thép năm 2025 vẫn tích cực dựa trên giá thép đã chạm đáy, nhu cầu nội địa mạnh hơn từ sự phục hồi của ngành bất động sản và đầu tư công mạnh mẽ.
Ngày 10/02, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố áp thuế nhập khẩu 25% với toàn bộ các sản phẩm thép vào Mỹ. Đây là một phần mở rộng của thuế Mục 232 được ban hành vào năm 2018 bởi ông Trump, ban đầu đặt mức cố định 25% cho nhập khẩu thép nhưng bao gồm các miễn trừ cho một số quốc gia như Canada, Mexico, Brazil, Hàn Quốc và Vương quốc Anh. Thuế mới duy trì thuế Mục 232 và loại bỏ tất cả các miễn trừ. Luật mới sẽ có hiệu lực từ ngày 4 tháng 3 năm 2025.
Việc đánh thuế có phần tác động tích cực đến ngành thép Việt Nam
Đánh giá về sự kiện này, SSI Research cho rằng đối với Việt Nam, nhập khẩu thép vào Mỹ đã bị đánh thuế 25% kể từ năm 2018 theo Mục 232 nên thép của Việt Nam không bị ảnh hưởng bởi việc tăng thuế này. Hành động thuế mới có thể thậm chí có phần tích cực đối với ngành thép Việt Nam vì đưa mức thuế nhập khẩu của Việt Nam (trước khi tính đến các loại thuế bảo hộ khác) ngang hàng với các quốc gia khác.
Xuất khẩu thép của Việt Nam sang các quốc gia bị ảnh hưởng như Mexico và Canada cũng tương đối nhỏ (tính đến tháng 12 năm 2024, họ không nằm trong top 10 thị trường xuất khẩu thép của Việt Nam theo dữ liệu của VSA).
Một điểm nữa cần xem xét là tác động cuối cùng có thể phức tạp để xác định, vì có một số loại thuế khác như CVD (thuế đối kháng) và AD (thuế chống bán phá giá), trong đó thuế AD vẫn đang trong quá trình điều tra. Gần đây, Mỹ đã phát hành kết quả điều tra sơ bộ và thuế sơ bộ CVD đối với thép chống ăn mòn của Việt Nam, với HSG và GDA nhận được mức thuế tối thiểu (~0,13% và 0%). Kết quả sơ bộ AD dự kiến sẽ được công bố trong những tháng tới.
Đồng quan điểm, FIDT cho rằng mức độ của sự kiện này đến ngành thép Việt Nam sẽ không quá lớn do (1) Thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng không quá trọng yếu của Ngành Thép Việt Nam; (2) Giá thép có xu hướng tăng khi Mỹ đánh thuế; (3) Đợt đánh thuế này không làm thay đổi năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu vào Mỹ.
Tuy có xu hướng tăng dần, nhưng tỷ trọng xuất khẩu Thép Việt Nam đi Mỹ chiếm tỷ trọng không quá lớn, khoảng 14% trong 2024. Chi tiết các doanh nghiệp lớn theo FIDT ức tính, mức đóng góp doanh thu từ thị trưởng Mỹ của HPG 1,5%, HSG 9%, GDA 10,5%, NKG 15%.
Trong chu kỳ trước, Mỹ đánh thuế nhập khẩu thép, giá thép có diễn biến khá tích cực khi các nhà phân phối bên Mỹ có xu hướng tăng cường nhập khẩu trong thời gian thuế chưa có hiệu lực, về dài hạn xu hướng giá thép vào Mỹ cũng sẽ có xu hướng tăng lên để bù đắp mức thuế tăng thêm. FIDT kỳ vọng, xu hướng này sẽ tiếp tục lặp lại trong giai đoạn tới, khi Mỹ công bố áp thuế nhập khẩu. Qua đó, hỗ trợ giá bán đầu ra cho các doanh nghiệp ngành thép.