Phải giám sát những ông chủ ngân hàng

ĐBQH đề nghị phải giám sát nhiều những ông chủ của các ngân hàng là doanh nghiệp lớn nhằm tránh hệ lụy, không để xảy ra trường hợp như Ngân hàng TMCP Sài Gòn.

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, chiều 23-11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Cơ chế bảo vệ khách hàng rõ ràng

Trình bày báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) về những vấn đề lớn tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH Vũ Hồng Thanh cho biết trên cơ sở đề xuất của Chính phủ tại báo cáo 612/BC-CP, đã chỉnh lý quy định liên quan đến hạn chế thao túng, chi phối tổ chức tín dụng (TCTD). Trong đó, điều chỉnh quy định về người có liên quan phù hợp với loại hình quỹ tín dụng nhân dân; điều chỉnh tỉ lệ sở hữu cổ phần với cổ đông cá nhân là 5% (thay vì 3% như dự thảo trước); quy định lộ trình giảm dần giới hạn cấp tín dụng xuống 10% vốn tự có đối với một khách hàng và 15% vốn tự có đối với khách hàng và người có liên quan trong 5 năm nhằm giảm thiểu tác động…

Liên quan đến quy định bảo vệ quyền lợi của khách hàng tại điều 10 dự thảo luật, ĐB Nguyễn Hoàng Bảo Trân (đoàn Bình Dương) nêu rõ thời gian qua, nhiều tranh chấp xảy ra giữa cá nhân, tổ chức có hoạt động vay vốn ngân hàng gửi tiết kiệm và sử dụng các dịch vụ với những TCTD nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Thực tế có tình trạng các TCTD sử dụng hợp đồng cấp tín dụng không rõ ràng, không minh bạch thông tin. Nhiều trường hợp khách hàng không đọc kỹ hợp đồng do nhiều thuật ngữ chuyên ngành khó hiểu dẫn đến thiệt thòi quyền lợi khi có tranh chấp xảy ra. Cho rằng điều 10 chưa chế định cơ chế rõ ràng, cụ thể để bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách hàng, đại biểu Trân đề nghị xem xét bổ sung quy định cơ chế bảo vệ khách hàng rõ ràng, cụ thể. Trong đó, cần quy định một chương riêng để bảo vệ khách hàng trong quan hệ với các TCTD.

Phải giám sát những ông chủ ngân hàng - Ảnh 1.

ĐBQH Trịnh Xuân An phát biểu thảo luận ẢNH: PHẠM THẮNG

Kiểm soát chặt sở hữu chéo

ĐB Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) quan tâm tới sở hữu chéo ngân hàng, bởi đây là vấn đề quan trọng và trong thời gian qua đã có một số ngân hàng vướng phải. Theo đại biểu, cốt lõi là làm sao phải giám sát nhiều tới những trường hợp ông chủ của các ngân hàng là các doanh nghiệp (DN) lớn, không để tình trạng như Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) nữa. Do đó, ĐB đề nghị phải xem xét cụ thể ông chủ của các ngân hàng này và cổ đông của các ông chủ ngân hàng. ĐB Hòa cho biết có dư luận cho rằng tiền gửi của người dân vào các ngân hàng này khó đến được tay của người vay và DN vay, song ông chủ hay cổ đông của các ngân hàng này thì tiếp cận dễ dàng. “Nếu không kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn, khả năng lại xảy ra như Ngân hàng SCB” – ĐB Hòa cảnh báo.

ĐB Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) tiếp tục quan tâm đến vấn đề tạo cơ chế để xử lý tình trạng sở hữu chéo theo nghị quyết của trung ương và Quốc hội. Dẫn thực tế qua vụ việc của Ngân hàng SCB, ĐB An cho rằng sở hữu chéo, chi phối và thao túng trong ngân hàng là các thủ thuật rất tinh vi và thường là vô hình. “Tôi cho rằng cốt lõi của hệ thống ngân hàng nằm ở vấn đề quản trị. Để chống sở hữu chéo, thao túng, chi phối trong hệ thống ngân hàng, yếu tố hàng đầu là phải xác định được cá nhân, tổ chức nào là chủ sở hữu thực sự của ngân hàng” – ĐB An nói.

Để làm được vấn đề này, ĐB An đề nghị quy định cụ thể 2 vấn đề: Minh bạch thông tin của tất cả cá nhân, tổ chức là cổ đông của ngân hàng thương mại thay vì giảm tỉ lệ sở hữu; xác định nghĩa vụ công bố thông tin đối với cổ đông (cả tổ chức và cá nhân) và nhóm người có liên quan sở hữu cổ phần của TCTD trên một mức cụ thể. Bên cạnh đó, phải kiểm soát được dòng tiền, nguồn tiền góp vốn thông qua cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt và áp dụng kiểm soát dữ liệu cá nhân.

Tiếp thu ý kiến của ĐBQH, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết vấn đề giảm thao túng, giảm sở hữu chéo trong hoạt động ngân hàng là những vấn đề Đảng, Quốc hội và Chính phủ rất quan tâm, có rất nhiều chỉ đạo để làm sao xử lý triệt để. Theo Thống đốc, để làm được việc này phải có một loạt giải pháp mới xử lý được, mà trước tiên là trong luật này phải có các quy định.

“Ta quy định 5% cổ phần nhưng nếu cổ đông cố tình nhờ người khác đứng tên thì việc thao túng này cũng không thể xử lý được. Cho nên, cần ngăn chặn việc đứng tên sở hữu hộ mà chỗ này đòi hỏi phải có sự phối hợp rất chặt chẽ giữa ngành ngân hàng với các cơ quan quản lý, bộ, ngành hay địa phương” – Thống đốc NHNN nói.

Hôm nay (24-11), Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đường bộ và dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Bài viết liên quan

12/11/2024 Tiếp tục bị bán tháo, giá vàng thế giới rơi tự do Tối ngày 11/11, giá vàng thế giới tiếp tục bị bán tháo, lao dốc không phanh.

Tối ngày 11/11, giá vàng thế giới bất ngờ lao dốc mạnh từ 2.672 USD/ounce xuống còn 2.618 USD/ounce, tức mất 54 USD/ounce. Kim loại quý sau đó hồi phục nhẹ, hiện giá vàng giao ngay ở mức 2.622 USD/ounce. Vàng và bạc bị xoá sạch mức tăng trong cả tháng qua, trong khi thị […]

Xem thêm
20/09/2024 Ngân hàng rao bán loạt khoản nợ được thế chấp bằng căn hộ chung cư Cherry Apartment, giá thấp nhất là 2,1 tỷ đồng

Agribank chi nhánh Trung tâm Sài Gòn thông báo bán đấu giá cùng lúc 6 khoản nợ của các khách hàng cá nhân. Những khoản nợ này đều có tài sản thế chấp là căn hộ chung cư thuộc dự án Cherry Apartment (TP. Thủ Đức, TP.HCM) Theo đó, khoản nợ đầu tiên được rao […]

Xem thêm
12/09/2024 4 ngân hàng trả lãi tiết kiệm trên 7%/năm trong tháng 9

Để được hưởng mức lãi suất tiết kiệm trên 7%/năm, các ngân hàng yêu cầu khoản tiền gửi ít nhất từ 200 tỷ đồng. Theo khảo sát trên thị trường, hiện có 4 ngân hàng duy trì mức lãi suất tiết kiệm trên 7%/năm. Cụ thể, ngân hàng Dong A Bank niêm yết lãi suất tiền gửi […]

Xem thêm
27/08/2024 NHNN dừng hút tiền qua tín phiếu, chuyển sang trạng thái bơm ròng thanh khoản cho hệ thống ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước liên tục thực hiện các động thái mang tính nới lỏng trong bối cảnh tỷ giá giảm mạnh trong những ngày gần đây. Ngân hàng Nhà nước liên tục thực hiện các động thái mang tính nới lỏng trong bối cảnh tỷ giá giảm mạnh trong những ngày gần đây. Ảnh […]

Xem thêm
19/08/2024 Hơn 30 năm, giá bất động sản tăng 400 lần, vàng tăng 40 lần, TS. Lê Xuân Nghĩa dự báo: “Tốc độ tăng của vàng sẽ rất cao nhưng vẫn không bằng BĐS”

Trước câu hỏi kênh đầu tư nào sẽ mang lại biên độ lợi nhuận tốt trong thời gian tới, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế nhận định, giá vàng sẽ còn tiếp tục tăng nhưng sẽ không bằng bất động sản. Lý giải cho dự báo này, TS. Lê Xuân Nghĩa cho hay, giá […]

Xem thêm
16/08/2024 Một ngân hàng chuẩn bị chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức 20%

Theo kế hoạch, ngân hàng sẽ phát hành gần 411 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông. Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB – Mã: OCB) vừa thông báo 30/8 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông hưởng quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20% […]

Xem thêm