Những tuyến đường Hà Nội sẽ cấm xe máy xăng từ 1/7/2026

Theo yêu cầu của Thủ tướng, từ 1/7/2026, Hà Nội sẽ cấm xe máy chạy xăng trong Vành đai 1. Những tuyến đường nào sẽ bị cấm?

Hà Nội sẽ cấm xe máy xăng những tuyến đường nào trong nội đô?
Hà Nội sẽ cấm xe máy xăng những tuyến đường nào trong nội đô. (Nguồn: Bộ Xây dựng)

Chi tiết bản đồ vành đai 1 Hà Nội

Thông tin từ ngày 1/7/2026 ở Hà Nội sẽ không có xe mô tô, xe gắn máy, hạn chế xe ô tô cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong đường Vành đai 1 đang thu hút sự quan tâm của dư luận.

Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội có 7 tuyến đường vành đai kết nối nội bộ và thông thương với các tỉnh, thành lân cận.

7 tuyến đường Vành đai số: 1; 2; 2,5; 3; 3,5; 4; 5 là những trục chính, định hình mạng lưới giao thông đường bộ của Hà Nội cũng như Vùng Thủ đô, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển đồng đều, toàn diện và bền vững của Thủ đô.

Trong đó, tuyến Vành đai 1 có lộ trình: Nguyễn Khoái – Trần Khát Chân – Kim Liên – Hoàng Cầu – Voi Phục – Vành đai 2 (đoạn Cầu Giấy – Bưởi). Đây là một trong những trục chính đô thị quan trọng, nhằm kết nối từ Đông sang Tây, đi qua khu vực trung tâm của Hà Nội. Hiện Vành đai 1 chỉ còn đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục là nút thắt cuối cùng cần tháo gỡ để hoàn thiện, đồng bộ toàn tuyến.

Quy hoạch cho biết, điểm đầu của dự án vành đai 1 sẽ nằm tại nút giao Hoàng Cầu – La Thành, còn điểm cuối tiếp giáp với đường sắt Nhổn – Ga Hà Nội. Dự án này sẽ mở rộng qua các khu vực như phường Ô Chợ Dừa, Láng Hạ, Cát Linh và Láng Thượng, đồng thời đi qua hai cầu vượt tại các nút giao Giảng Võ – Láng Hạ và Nguyễn Chí Thanh.

Trong quy hoạch mở rộng, khu vực giữa vỉa hè phía Nam Đê La Thành (đoạn Hoàng Cầu đến Láng Hạ) dự kiến sẽ được quy hoạch thành bãi đỗ xe rộng 6.083m2, kết hợp với không gian cây xanh.

Nếu đúng kế hoạch, dự án phải hoàn thành trong năm 2024. Tuy nhiên, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng khiến dự án không thể thi công xuyên suốt và bị kéo dài thời gian thực hiện.

Vành đai 1 Hà Nội là “xương sống giao thông nội đô”

Vành đai 1 là tuyến đường huyết mạch, mang tính di sản của Thủ đô. Phạm vi và quy mô của Vành đai 1 là tuyến đường bao quanh trung tâm lịch sử của Hà Nội, dài khoảng 15 km, đi qua các khu vực như Kim Liên, Đại Cồ Việt, Hoàng Cầu, Ô Chợ Dừa.

Chức năng của Vành đai 1 là “xương sống giao thông nội đô”, kết nối các quận trung tâm và giải quyết nhu cầu di chuyển trong thành phố. Tuy nhiên, do mặt đường hẹp và mật độ phương tiện cao, tình trạng ùn tắc thường xuyên xảy ra.

Vai trò của Vành đai 1 không chỉ là tuyến đường giao thông, tuyến đường này còn gắn liền với việc bảo tồn giá trị văn hóa, lịch sử khi đi qua các khu vực biểu tượng như phố cổ Hà Nội.

Sẽ hỗ trợ chuyển đổi phương tiện

Theo thống kê của Sở GTVT Hà Nội, tính đến hết tháng 4, thành phố có hơn 8 triệu phương tiện, trong đó trên 1,1 triệu ô tô và hơn 6,9 triệu xe máy với gần 73% xe đã sử dụng trên 10 năm.

Tại kỳ họp thứ 20 cuối năm 2024, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp trên địa bàn TP. Hà Nội.

Trong vùng phát thải thấp, cơ quan chức năng sẽ cho phép các phương tiện giao thông không phát sinh khí thải, xe cơ giới thân thiện môi trường, xe cơ giới sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh, thân thiện môi trường, xe ưu tiên và phương tiện giao thông có giấy phép lưu thông của cơ quan có thẩm quyền được lưu thông.

Hà Nội sẽ cấm lưu thông các xe tải hạng nặng chạy bằng dầu diesel trong vùng phát thải thấp. Hạn chế hoặc cấm xe máy, xe mô tô không đáp ứng tiêu chuẩn mức 2 và ô tô không đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mức 4 lưu thông vào vùng phát thải thấp theo khung giờ/thời điểm hoặc khu vực.

Bên cạnh đó, Hà Nội sẽ đề xuất ban hành các loại phí và lệ phí đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có phát thải lưu thông trong vùng phát thải thấp.

Hà Nội cũng sẽ đề xuất chính sách hỗ trợ người dân sinh sống và làm việc trong vùng phát thải thấp, các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng năng lượng sạch, phương tiện giao thông không phát thải.

Bài viết liên quan

16/07/2025 VN-Index đang “băng băng” tiến tới đỉnh cũ bất ngờ “quay xe”, điều gì đang diễn ra?

Theo ông Nam Trung, thị trường đã tăng rất mạnh trong thời gian ngắn và lúc này cũng là thời điểm tốt để nhà đầu tư có thể bảo vệ các thành quả đã xây dựng trước đó. Sau chuỗi 7 phiên liên tiếp tăng điểm, thị trường chứng khoán Việt Nam gặp phải lực […]

Xem thêm
16/07/2025 Cập nhật số liệu CTCK ngày 16/7: TCBS lãi kỷ lục, lộ diện khoản lỗ đầu tiên của ngành chứng khoán quý 2/2025

TCBS đã công bố BCTC quý 2/2025 với lợi nhuận ghi nhận ở mức kỷ lục 1.733 tỷ đồng. Cập nhật đến ngày 16/7, nhóm công ty chứng khoán ghi nhận 6 công ty đã công bố kết quả kinh doanh quý 2 và 6 tháng đầu năm 2025. Công ty Cổ phần Chứng khoán […]

Xem thêm
15/07/2025 Tin vui lớn cho thị trường bất động sản: Loạt siêu dự án của “ông lớn” Vingroup, Sunshine Group, Lotte, BRG… cùng lúc có chuyển biến quan trọng

18 dự án bất động sản của các “ông lớn” như Vingroup, Sunshine Group, BRG… trên địa bàn 2 thành phố Hà Nội và TP.HCM đã nộp và được phê duyệt giá đất, mang về hơn 104.000 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước. Theo số liệu về khoản thu tiền sử dụng đất của […]

Xem thêm
15/07/2025 Cập nhật số liệu CTCK ngày 15/7: Những tên tuổi đầu tiên hé lộ KQKD quý 2, xuất hiện khoản lãi “tăng bằng lần”

Một công ty chứng khoán bất ngờ báo lãi quý 2 tăng đột biến 160% so với cùng kỳ. Tính đến sáng 15/7, đã có 4 CTCK, tài chính công bố BCTC quý 2/2025. Chứng khoán MB (MBS) tiếp tục là công ty chứng khoán đầu tiên công bố BCTC quý 2/2025. Tính riêng trong quý […]

Xem thêm
11/07/2025 Có thể bạn chưa biết: Vốn hóa sàn HoSE lập kỷ lục mới dù VN-Index chưa về đỉnh 1.500

Vốn hóa sàn HoSE vừa lập kỷ lục mới 6,087 triệu tỷ đồng trong khi VN-Index vẫn còn kém hơn 100 điểm so với đỉnh lịch sử hồi đầu tháng 4/2022. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang có nhịp đi lên mạnh mẽ cùng sự trở lại của khối ngoại. Trong vòng 3 tháng, […]

Xem thêm
10/07/2025 Thu ngân sách từ nhà, đất của Hà Nội tăng kỷ lục: Chủ đầu tư dự án Ciputra nộp gần 13.600 tỷ, Vingroup hơn 12.000 tỷ đồng…

Một số doanh nghiệp nộp tiền sử dụng đất lớn trong 6 tháng đầu năm như: Tập đoàn Vingroup, Công ty TNHH Phát triển khu đô thị Nam Thăng Long, Công ty CP Đầu tư phát triển thành phố thông minh Bắc Hà Nội… UBND TP Hà Nội vừa có báo cáo thực hiện dự […]

Xem thêm