Nhiều ngân hàng giảm trích lập dự phòng để giữ nhịp lợi nhuận: Cảnh báo bộ đệm nợ xấu mỏng đi nhanh chóng

Nhiều ngân hàng giảm trích lập dự phòng để giữ nhịp lợi nhuận: Cảnh báo bộ đệm nợ xấu mỏng đi nhanh chóng

Trong nửa đầu năm, nhiều ngân hàng đã giảm mạnh chi phí dự phòng rủi ro so với cùng kỳ năm 2022. Điều này giúp các nhà băng duy trì tăng trưởng hoặc kiềm chế đà lao dốc của lợi nhuận nhưng cũng đặt ra câu hỏi về khả năng chống chịu trước các “cú sốc”.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank) mới đây đã công bố báo cáo tài chính quý 2 (chưa kiểm toán) với lợi nhuận hợp nhất trước thuế trong kỳ đạt 78,5 tỷ đồng, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế Saigonbank đạt hơn 183 tỷ đồng, tăng 4,3%.

Đáng chú ý, động lực chính thúc đẩy lợi nhuận của Saigonbank đến từ việc cắt giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Theo đó, trong 6 tháng đầu năm, Saigonbank đã giảm hơn một nửa chi phí này, từ 181 tỷ đồng xuống còn hơn 85 tỷ đồng. Nếu loại trừ ảnh hưởng của loại chi phí này, lợi nhuận thuần của Saigonbank giảm gần 25%, từ 357 tỷ đồng xuống còn 269 tỷ đồng.

Tương tự, động lực tăng trưởng lợi nhuận của PGBank trong 6 tháng đầu năm cũng chủ yếu đến từ việc cắt giảm chi phí dự phòng rủi ro, khi chi phí này giảm 39% so với cùng kỳ năm 2022. Cụ thể, trong gần 32 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế tăng thêm thì có tới 26 tỷ đồng đến từ giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, lợi nhuận thuần chỉ tăng hơn 6 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong nửa đầu năm, hầu hết các mảng kinh doanh, từ nguồn thu cốt lõi thu nhập lãi, hoạt động dịch vụ đến kinh doanh ngoại hối đều có kết quả khả quan. Điều này giúp tổng thu nhập hoạt động của PGBank tăng 8%, đạt 756 tỷ đồng. Tuy nhiên chi phí hoạt động tăng tới 16,9% đã khiến lợi nhuận thuần không thể bứt tốc.

BacABank cũng đã giảm hơn 55% chi phí dự phòng rủi ro trong 6 tháng đầu năm. Đây là nguyên nhân chủ chốt giúp lợi nhuận trước thuế của nhà băng này tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2022.

Không chỉ các ngân hàng nhỏ, một số ngân hàng vốn tăng trưởng nhanh và ổn định cũng giảm mạnh chi phí dự phòng kiềm chế đà lao dốc của lợi nhuận.

Nửa đầu năm, LPBank giảm 21% chi phí dự phòng so với cùng kỳ năm trước. Dù vậy, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng này vẫn giảm gần 32%, xuống còn chưa đầy 2.500 tỷ đồng.

Nguyên nhân khiến kết quả kinh doanh LPBank lao dốc đến từ sự suy yếu của hầu hết nguồn thu chủ chốt. Theo đó, thu nhập lãi thuần giảm gần 12%; lãi thuần từ hoạt động dịch vụ giảm 8,7%; đặc biệt hoạt động chứng khoán đầu tư chuyển từ lãi gần 347 tỷ trong cùng kỳ năm trước sang lỗ hơn 4 tỷ đồng;… Bên cạnh nguồn thu sụt giảm, việc tăng chi phí hoạt động thêm hơn 13% cũng là nguyên nhân khiến lợi nhuận LPBank suy yếu dù đã giảm mạnh trích lập dự phòng.

TPBank cũng đã cắt giảm hơn một nửa chi phí dự phòng rủi ro trong hai quý vừa qua, từ mức hơn 1.400 tỷ đồng 6 tháng đầu năm 2022 xuống còn 683 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế của nhà băng này vẫn giảm gần 11% do sự suy yếu của thu nhập lãi thuần. Nếu loại trừ ảnh hưởng của chi phí dự phòng rủi ro, lợi nhuận thuần của TPBank thậm chí còn giảm tới gần 22% so với cùng kỳ năm trước.

Tấm đệm phòng thủ nợ xấu “mỏng” đi nhanh chóng

Trong bối cảnh nợ xấu tăng nhanh, việc giảm trích lập dự phòng khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) của các ngân hàng trên giảm mạnh trong nửa đầu năm.

Theo đó, tỷ lệ LLR của Bac A Bank giảm từ mức hơn 204% tại thời điểm cuối năm ngoái xuống còn 158%; LPBank giảm từ 142% xuống 78%; TPBank giảm từ 135% xuống còn 61%; Saigonbank giảm từ 47% xuống 44%; PGBank giảm từ 38% xuống 36%.

Việc trích lập dự phòng rủi ro của các ngân hàng ngoài chịu chi phối của các quy định cụ thể, cũng phụ thuộc vào chính sách quản trị rủi ro của từng nhà băng.

Thực tế, với những ngân hàng có chiến lược thận trọng, ”kho” dự phòng rủi ro luôn được duy trì ở mức cao hơn nhiều so với quy định, tỷ lệ LLR thường lên tới 200 – 400%. Tỷ lệ LLR ở mức trên 100%, cho thấy một ngân hàng đang có số tiền dự phòng rủi ro lớn hơn so với số nợ xấu phải đối mặt. Điều này phản ánh khả năng phòng thủ trước khoản nợ khó thu hồi và thể hiện sức khỏe tài chính của một nhà băng.

”Quy định chỉ yêu cầu trích lập tối thiểu chứ không yêu cầu tối đa, “cơm không ăn gạo còn đó”, lại an toàn cho ngân hàng, đúng thông lệ quốc tế’’, Chủ tịch một ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất hệ thống từng chia sẻ.

Với những ngân hàng có tỷ lệ LLR ở mức cao, việc giảm trích lập dự phòng để duy trì tăng trưởng lợi nhuận vẫn có thể đảm bảo sức khỏe tài chính. Tuy nhiên, với những ngân hàng đã giảm tỷ lệ LLR xuống dưới mốc 100% (tức số dư nợ xấu đang lớn hơn quỹ trích lập dự phòng) thì biện pháp giữ nhịp lợi nhuận này cũng đặt ra dấu hỏi lớn về tính bền vững cũng như khả năng chống chịu rủi ro trong thời gian tới.

Bài viết liên quan

12/09/2024 4 ngân hàng trả lãi tiết kiệm trên 7%/năm trong tháng 9

Để được hưởng mức lãi suất tiết kiệm trên 7%/năm, các ngân hàng yêu cầu khoản tiền gửi ít nhất từ 200 tỷ đồng. Theo khảo sát trên thị trường, hiện có 4 ngân hàng duy trì mức lãi suất tiết kiệm trên 7%/năm. Cụ thể, ngân hàng Dong A Bank niêm yết lãi suất tiền gửi […]

Xem thêm
27/08/2024 NHNN dừng hút tiền qua tín phiếu, chuyển sang trạng thái bơm ròng thanh khoản cho hệ thống ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước liên tục thực hiện các động thái mang tính nới lỏng trong bối cảnh tỷ giá giảm mạnh trong những ngày gần đây. Ngân hàng Nhà nước liên tục thực hiện các động thái mang tính nới lỏng trong bối cảnh tỷ giá giảm mạnh trong những ngày gần đây. Ảnh […]

Xem thêm
19/08/2024 Hơn 30 năm, giá bất động sản tăng 400 lần, vàng tăng 40 lần, TS. Lê Xuân Nghĩa dự báo: “Tốc độ tăng của vàng sẽ rất cao nhưng vẫn không bằng BĐS”

Trước câu hỏi kênh đầu tư nào sẽ mang lại biên độ lợi nhuận tốt trong thời gian tới, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế nhận định, giá vàng sẽ còn tiếp tục tăng nhưng sẽ không bằng bất động sản. Lý giải cho dự báo này, TS. Lê Xuân Nghĩa cho hay, giá […]

Xem thêm
16/08/2024 Một ngân hàng chuẩn bị chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức 20%

Theo kế hoạch, ngân hàng sẽ phát hành gần 411 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông. Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB – Mã: OCB) vừa thông báo 30/8 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông hưởng quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20% […]

Xem thêm
31/07/2024 Bộ Công an bổ nhiệm Trung tướng Phạm Thế Tùng giữ chức Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra

Sáng 30/7, tại Hà Nội, Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì Hội nghị giao ban đánh giá tình hình, kết quả công tác tháng 7/2024, triển khai các nhiệm vụ trọng tâm công tác bảo đảm […]

Xem thêm
22/07/2024 Ngân hàng bắt đầu công bố lợi nhuận quý 2, nhà băng nào sẽ dẫn đầu đà tăng trưởng?

Tính đến hiện tại đã có ba ngân hàng công bố kết quả kinh doanh quý 2 với LPBank tạm thời dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận. Cùng với LPBank, một số ngân hàng cũng được dự báo lợi nhuận tăng trưởng ở mức cao như VPBank, HDBank, Techcombank. Ngân hàng TMCP […]

Xem thêm