Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc khốn khổ trong ‘cuộc đua chuột’

Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc khốn khổ trong ‘cuộc đua chuột’ - Ảnh 1.

Khi Kris Lin, chủ một nhà máy sản xuất bóng đèn ở Trung Quốc, nhận đơn đặt hàng đầu tiên trong năm nay từ khách hàng thân thiết ở nước ngoài, ông đối mặt với lựa chọn khó khăn: chấp nhận lỗ hay bảo các công nhân không cần quay lại sau kỳ nghỉ Tết âm lịch.

Lin định khôi phục một nửa công suất của nhà máy ở thành phố Thái Châu sau kỳ nghỉ lễ từ ngày 10 – 17/2. “Tôi không thể để mất đơn hàng này”, ông cho biết.

“Tôi có thể mất khách hàng này mãi mãi và điều đó sẽ ảnh hưởng đến sinh kế của rất nhiều người. Nếu chúng tôi trì hoãn việc khôi phục sản xuất, mọi người có thể bắt đầu nghi ngờ hoạt động của chúng tôi”, ông Lin cho biết.

Tình trạng giảm phát đang đe dọa khả năng tồn tại của các nhà xuất khẩu quy mô nhỏ ở Trung Quốc. Họ mắc kẹt trong cuộc chiến giá cả không ngừng khi hoạt động kinh doanh bị thu hẹp, lãi suất ở nước ngoài cao hơn và chủ nghĩa bảo hộ thương mại gia tăng khiến nhu cầu giảm.

Giá sản xuất đã giảm 15 tháng liên tiếp, làm giảm tỷ suất lợi nhuận đến mức ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng công nghiệp và việc làm, làm trầm trọng thêm những khó khăn kinh tế của Trung Quốc, bên cạnh những vấn đề về khủng hoảng tài sản và khủng hoảng nợ.

Dữ liệu của Bộ Thương mại Mỹ từ năm 2022 cho thấy, khoảng 180 triệu người Trung Quốc làm công việc liên quan đến xuất khẩu.

Raymond Yeung, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại ngân hàng ANZ, cho rằng đối với Trung Quốc, khắc phục giảm phát cần là ưu tiên chính sách cao hơn so với thực hiện mục tiêu tăng trưởng dự kiến khoảng 5% trong năm nay.

“Các công ty giảm giá sản phẩm, sau đó giảm lương nhân viên, rồi người tiêu dùng sẽ giảm mua. Đây có thể là vòng luẩn quẩn”, ông nói.

Lợi nhuận tại công ty công nghiệp của Trung Quốc giảm 2,3% trong năm ngoái, sau khi đã giảm 4% trong giai đoạn đại dịch COVID-19.

Một cuộc khảo sát chính thức cho thấy hoạt động sản xuất trong tháng 1 vừa qua giảm tháng thứ tư liên tiếp, còn lượng đơn đặt hàng xuất khẩu giảm tháng thứ 10. Đối với ông Lin, điều đó có nghĩa là đơn hàng trị giá 1,5 triệu USD mà khách hàng của ông đặt thấp hơn 25% so với đơn hàng tương tự năm ngoái. Nó cũng thấp hơn 10% so với chi phí sản xuất.

Theo giới phân tích, khi xuất khẩu trì trệ, các nhà hoạch định chính sách cần sử dụng đòn bẩy để đạt được mục tiêu tăng trưởng, kích thích tiêu dùng hộ gia đình.

Trung Quốc đang tập trung nguồn tài chính cho khu vực sản xuất thay vì tiêu dùng, làm trầm trọng thêm mối lo ngại về tình trạng dư thừa công suất và giảm phát, kể cả trong các lĩnh vực đang phát triển bùng nổ như xe điện.

Giám đốc điều hành đề nghị giấu tên của một nhà máy sản xuất khuôn ô tô tại tỉnh Chiết Giang cho biết sản lượng và xuất khẩu của công ty sẽ tăng nhưng thu nhập lại giảm. Ông gọi sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong ngành là “cuộc đua chuột”.

Khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tăng tính thanh khoản của hệ thống tài chính để thúc đẩy tăng trưởng, nhiều ngân hàng sẵn sàng cho các nhà máy vay với lãi suất thấp. Nhưng bị đối thủ lớn hơn chèn ép, các công ty nhỏ hơn không sẵn sàng vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Các nhà kinh tế học gọi đây là mắt xích đã đứt trong chính sách tiền tệ ngày càng kém hiệu quả của Trung Quốc.

Bài viết liên quan

19/09/2024 Fed hạ lãi suất lần đầu tiên sau 4 năm, quyết định cắt giảm ‘mạnh tay’ với 0,5%, báo hiệu lộ trình nới lỏng đang bắt đầu

Kết thúc cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định hạ lãi suất lần đầu tiên kể từ những ngày đầu của đại dịch Covid. Khi cả thị trường lao động và lạm phát đều đang hạ nhiệt, Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) […]

Xem thêm
18/09/2024 Nhà đầu tư chuyên nghiệp phải “trading nhiều”, chuyên gia nói gì?

“Trước mỗi sự thay đổi về mặt chính sách, những quan điểm trái chiều ủng hộ hoặc tranh luận là điều luôn có”, chuyên gia nêu rõ. Chủ đề được bàn tán xôn xao trên các trang mạng xã hội và các diễn đàn đầu tư chứng khoán gần đây là Dự thảo Luật sửa […]

Xem thêm
17/09/2024 Cổ phiếu từng bị thao túng giá bất ngờ “nổi sóng”, lập chuỗi 5 phiên liên tiếp kịch trần, doanh nghiệp hé lộ lý do

Dù tăng mạnh nhưng so với vùng giá hồi tháng 3 năm nay, thị giá cổ phiếu đã “chia đôi”. Giữa lúc thị trường chung ảm đạm, cổ phiếu AGM của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) bất ngờ diễn biến bùng nổ với chuỗi 5 phiên liên tiếp kịch trần từ 10/9 […]

Xem thêm
16/09/2024 Công ty giải trí – du lịch nghỉ dưỡng của Vingroup và Sun Group đột biến lãi đậm trong nửa đầu năm 2024

Vinpearl đạt 2.600 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, gấp 3,8 lần cùng kỳ. Còn Mặt Trời Phú Quốc lãi hơn 825 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ. CTCP Vinpearl (Công ty con của Tập đoàn Vingroup) và Công ty TNHH Mặt Trời Phú Quốc (thành viên của CTCP Tập đoàn Mặt Trời […]

Xem thêm
16/09/2024 Ông Donald Trump lại bị “ám sát hụt”

Ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa, ông Donald Trump, được xác nhận an toàn sau một vụ việc đang được điều tra theo hướng âm mưu ám sát. Vụ việc xảy ra ngày 15-9 (giờ địa phương) khi ông đang chơi golf tại sân golf của ông ở West Palm Beach, bang Florida. […]

Xem thêm
13/09/2024 Thanh khoản mất hút dù tài khoản mở mới liên tục tăng, nhà đầu tư “chán” chứng khoán hay đang “rình mồi”?

SGI Capital cho rằng dòng tiền và thanh khoản sẽ khó cải thiện trong các tháng tới khi rủi ro có thể gia tăng đặc biệt là do những biến động mạnh từ thị trường thế giới. Thị trường chứng khoán vừa trải qua phiên giao dịch 12/9 đầy ảm đạm với khối lượng khớp […]

Xem thêm