Ngành thép giữa “ma trận” chống bán phá giá: Hòa Phát gánh lợi nhuận, nhiều khoản lỗ bất ngờ

Ngành thép giữa “ma trận” chống bán phá giá: Hòa Phát gánh lợi nhuận, nhiều khoản lỗ bất ngờ

Quý 3 xuất hiện nhiều doanh nghiệp thép báo lỗ, bất ngờ nhất là trường hợp của Hoa Sen Group. Không có doanh nghiệp thép nào lãi trên trăm tỷ, ngoại trừ Hòa Phát vẫn giữ phong độ.

Sau giai đoạn hồi phục tương đối khả quan, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp thép trên sàn chứng khoán đã ảm đạm hơn rõ rệt. Tổng lợi nhuận ngành thép (chưa bao gồm Pomina) trong quý 3 chỉ vào khoảng 2.600 tỷ đồng. Con số này có thể còn thấp hơn nếu Pomina (doanh nghiệp đã lỗ triền miên 9 quý liên tiếp) công bố BCTC.

Ngành thép giữa “ma trận” chống bán phá giá: Hòa Phát gánh lợi nhuận, nhiều khoản lỗ bất ngờ- Ảnh 1.

Các khoản lỗ xuất hiện trên nhiều doanh nghiệp, bất ngờ nhất là trường hợp của Hoa Sen Group (HSG) . Hoa Sen lỗ sau thuế 186 tỷ đồng trong quý cuối cùng niên độ 2023-24, trong khi cùng kỳ niên độ trước có lãi 438 tỷ đồng. Ngay quý 2 trước đó, doanh nghiệp này vẫn còn lãi sau thuế 273 tỷ đồng.

Khoản lỗ nặng thứ 2 trong ngành đến thời điểm hiện tại thuộc về VNSteel (TVN) với lợi nhuận sau thuế âm 124 tỷ đồng. Số lỗ được thu hẹp so với cùng kỳ (lỗ 172 tỷ) nhưng tệ hơn nhiều so với mức lãi 130 tỷ đồng đạt được trong quý 2 trước đó. Một số cái tên khác cũng lỗ nặng có thể kể đến như Thép Tiến Lên (TLH) Tisco (TIS) SMC ,…

Ngành thép giữa “ma trận” chống bán phá giá: Hòa Phát gánh lợi nhuận, nhiều khoản lỗ bất ngờ- Ảnh 2.

Hòa Phát (HPG) là cái tên hiếm hoi trong ngành thép giữ được phong độ với lợi nhuận sau thuế đạt 3.022 tỷ đồng trong quý 3. Con số này gấp rưỡi cùng kỳ 2023 nhưng thấp hơn gần 9% so với quý 2 trước đó. Ngoài Hòa Phát, không có doanh nghiệp thép nào trên sàn chứng khoán lãi ròng trên trăm tỷ trong quý vừa qua.

Tồn kho duy trì ổn định

Quý 3 chứng kiến các doanh nghiệp thép trên sàn chứng khoán không có nhiều biến động về tồn kho. Tổng lượng tồn kho toàn ngành ước khoảng 75.000 tỷ đồng, tương đương cuối quý 2 trước đó. Con số này thấp hơn khá nhiều so với giai đoạn chu kỳ bùng nổ của ngành thép từ năm 2021 đến đầu 2022Ngành thép giữa “ma trận” chống bán phá giá: Hòa Phát gánh lợi nhuận, nhiều khoản lỗ bất ngờ- Ảnh 3.Ngành thép giữa “ma trận” chống bán phá giá: Hòa Phát gánh lợi nhuận, nhiều khoản lỗ bất ngờ- Ảnh 4.

Hòa Phát vẫn là doanh nghiệp tích trữ tồn kho lớn nhất ngành thép trên sàn chứng khoán, với giá trị hơn 40.000 tỷ (đã bao gồm trích lập dự phòng giảm giá), nhích nhẹ so với cuối quý 2 trước đó. Ngoài ra, không có doanh nghiệp thép nào có giá trị hàng tồn kho vượt quá 10.000 tỷ tại thời điểm cuối quý 3 vừa qua.

Doanh nghiệp thép thận trọng tích trữ tồn kho trong bối cảnh giá thép có nhiều biến động khó lường. Sau giai đoạn lao dốc xuống đáy 8 năm hồi giữa tháng 8, giá thép thanh tương lai đã hồi phục mạnh mẽ trong nửa sau của quý 3. Hiện tại, giá thép thanh tương lai đang dừng ở mức 3.290 CNY/tấn, tăng 18% so với đáy cách đây hơn 2 tháng.

Ngành thép giữa “ma trận” chống bán phá giá: Hòa Phát gánh lợi nhuận, nhiều khoản lỗ bất ngờ- Ảnh 5.

Xu hướng hồi phục của giá thép diễn ra sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) công bố kế hoạch tung ra gói kích thích tiền tệ lớn và quan trọng nhất kể từ thời Covid để ngăn chặn sự lao dốc không phanh của thị trường nhà ở. Theo MBS, giá thép có thể tiếp tục phục hồi dự báo chủ yếu do nguồn cung thắt chặt kể từ quý 4/2024.

Về nhu cầu, tiêu thụ thép có thể phục hồi trong ngắn hạn do một số thành phố như Thượng Hải và Giang Tô có kế hoạch tái thiết cơ sở hạ tầng. Giá thép nội địa có thể phục hồi kể từ quý 4/2024 do áp lực từ Trung Quốc giảm và nhu cầu cải thiện (nhờ nguồn cung thị trường nhà ở ấm lên và đẩy mạnh đầu tư công).

“Ma trận” chống bán phá giá

Tại họp báo thường kỳ quý III diễn ra chiều ngày 23/10, ông Chu Thắng Trung – Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại cho biết, tình hình nhập khẩu thép tăng mạnh trong thời gian qua có khả năng ảnh hưởng đến sản xuất trong nước. Trong nước, ngành sản xuất thép cán nóng (HRC) hiện có 2 doanh nghiệp với tổng công suất khoảng 8,6 triệu tấn/năm, được tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu sang các thị trường khác với tỷ lệ 50:50.

Do đó, trên cơ sở hồ sơ yêu cầu của ngành sản xuất trong nước, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 1985/QĐ-BCT về việc tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán giá đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ, Trung Quốc nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh công bằng giữa hàng nhập khẩu và hàng hóa sản xuất trong nước.

Trong trường hợp có đủ bằng chứng sơ bộ để xác định ngành sản xuất trong nước chịu tác động từ hàng nhập khẩu bị bán phá giá, cơ quan điều tra phòng vệ thương mại sẽ kiến nghị Bộ Công thương xem xét áp dụng các biện pháp chống bán phá giá tạm thời nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới ngành sản xuất trong nước.

Trong thời gian chờ đợi quyết định quan trọng của Bộ Công thương, ngành thép Việt Nam đã đón nhận nhiều tin không vui đến từ các thị trường nước ngoài. Mới nhất vào đầu tháng 10, Cục Ngoại thương Thái Lan (Cơ quan điều tra) đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.

Trước đó vào ngày 25/9, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) với thép chống ăn mòn (thép CORE) nhập khẩu từ Việt Nam. Trong tháng 8, thép cuộn cán nóng có xuất xứ từ Việt Nam đã rơi vào danh sách điều tra chống bán phá giá của Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) và Ủy ban châu Âu (EC).

Bài viết liên quan

12/11/2024 Tiếp tục bị bán tháo, giá vàng thế giới rơi tự do Tối ngày 11/11, giá vàng thế giới tiếp tục bị bán tháo, lao dốc không phanh.

Tối ngày 11/11, giá vàng thế giới bất ngờ lao dốc mạnh từ 2.672 USD/ounce xuống còn 2.618 USD/ounce, tức mất 54 USD/ounce. Kim loại quý sau đó hồi phục nhẹ, hiện giá vàng giao ngay ở mức 2.622 USD/ounce. Vàng và bạc bị xoá sạch mức tăng trong cả tháng qua, trong khi thị […]

Xem thêm
11/11/2024 “Bữa tiệc” chứng khoán dành cho nước Mỹ, kịch bản VN-Index thủng hỗ trợ 1.240 điểm có xảy ra?

Đối với thị trường trong nước, nhà đầu tư khó có thể tìm thấy bất kỳ thông tin hỗ trợ nào lớn trong tuần tới. Chứng khoán Mỹ và cụ thể là 2 chỉ số chính là Dow Jones và S&P 500 đã khép lại tuần giao dịch tốt nhất trong vòng 1 năm sau […]

Xem thêm
08/11/2024 Quỹ ngoại quy mô 22.000 tỷ “cược” lớn vào cổ phiếu Sacombank, hé lộ lý do tham gia đợt chào bán riêng lẻ của Vietcap

Thời điểm cuối tháng 10, tổng tài sản quản lý của quỹ ngoại này lên đến hơn 815 triệu EUR (22.000 tỷ đồng), trong đó nhóm cổ phiếu tài chính (ngân hàng, chứng khoán) chiếm áp đảo cả về số lượng và tỷ trọng. Theo báo cáo mới cập nhật, Pyn Elite Fund ghi nhận […]

Xem thêm
07/11/2024 Chứng khoán Việt bùng nổ sau tin bầu cử Tổng thống Mỹ, vì sao thanh khoản thị trường vẫn “xịt hơi”?

Ông Bùi Văn Huy – Giám đốc Chi nhánh Chứng khoán DSC cho rằng nếu nhìn sâu vào sự dịch chuyển dòng tiền ở góc nhìn “bình thông nhau” thì không khó để lý giải hiện tượng trồi sụt của thanh khoản. Sau chuỗi giao dịch lình xình ảm đạm, thị trường chứng khoán đón […]

Xem thêm
06/11/2024 Fox News dự báo ông Trump sẽ trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ: Các chính sách kinh tế và quan điểm với những liên minh lớn như NATO sẽ thay đổi như thế nào dưới kỷ nguyên Trump 2.0?

Theo dự báo mới nhất, Fox News cho rằng ông Trump sẽ trở thành Tổng thống tiếp theo của nước Mỹ. Câu hỏi đặt ra là việc ông Trump đắc cử sẽ quyết định tương lai của các chính sách kinh tế, liên minh quốc tế và việc cải cách quy định nhập cư của […]

Xem thêm
06/11/2024 Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ có thể do vài nghìn cử tri ‘định đoạt’: Hé lộ về những ‘cái tên’ quan trọng, được 2 ứng viên nỗ lực vận động vào phút chót

Tiểu bang dao động là nơi các đảng nhận được mức độ ủng hộ tương tự nhau và đã bỏ phiếu cho cả ứng viên từ 2 đảng trong các cuộc bầu cử Tổng thống gần đây. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ có thể sẽ được quyết định chỉ bởi vài nghìn cử tri […]

Xem thêm