Một nhà đầu tư “cá mập” nắm hơn nghìn tỷ cổ phiếu trên sàn chứng khoán, từng là sếp doanh nghiệp gạch hàng đầu Việt Nam trước khi bán cho người Thái

Một nhà đầu tư "cá mập" nắm hơn nghìn tỷ cổ phiếu trên sàn chứng khoán, từng là sếp doanh nghiệp gạch hàng đầu Việt Nam trước khi bán cho người Thái

Cá nhân này là cổ đông lớn tại nhiều doanh nghiệp với hàng chục triệu cổ phần, giá trị đã gia tăng đáng kể sau nhiều năm nắm giữ.

Chứng khoán đang ngày càng phổ cập và trở thành kênh đầu tư thuận lợi với người dân Việt Nam. Theo số liệu từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD), tổng số tài khoản chứng nhà đầu tư trong nước tính tới cuối tháng 8 vượt mốc 7,6 triệu tài khoản, tương đương khoảng gần 8% dân số. Ngoài phần lớn là nhà đầu tư cá nhân với mức vốn vài trăm triệu đến vài tỷ đồng, thị trường vẫn tồn tại không ít nhà đầu tư lớn với quy mô đầu tư lên tới hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng. Những nhà đầu tư này thường được gọi với tên “cá mập”.

Một trong số những “cá mập” nổi danh trên thị trường phải nhắc đến ông Nguyễn Văn Nghĩa, cá nhân sở hữu lượng cổ phiếu trên sàn chứng khoán với giá trị nghìn tỷ. Theo thống kê, hiện ông Nguyễn Văn Nghĩa hiện đang nắm gần 9,8 triệu cổ phiếu LCG của CTCP Lizen (tỷ lệ 5,1%), hơn 22 triệu cổ phiếu TIG của CTCP Tập đoàn Đầu tư Thăng Long (tỷ lệ 12,52%), gần 10,4 triệu cổ phiếu AMS của Công ty Cổ phần Cơ khí xây dựng AMECC (tỷ lệ 17,3%) và hơn 13,8 triệu cổ phiếu TCM của CTCP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (tỷ lệ 16,9%).

Tạm tính theo thị giá kết phiên 18/9 của các cổ phiếu trên, tổng lượng cổ phiếu ông Nghĩa nắm có giá trị thị trường vào khoảng 1.0 54 tỷ đồng. Từ đầu năm đến nay, thị giá LCG tăng 99%, TIG tăng 51%, AMS tăng 73% trong khi TCM giảm khoảng 9%. Nhờ đó, tổng giá trị thị trường của lượng cổ phiếu ông Nghĩa nắm đã tăng khoảng 3% so với đầu năm, tương ứng khoảng 31 tỷ đồng.

Với khoản cổ phiếu TCM, ông Nguyễn Văn Nghĩa công bố trở thành cổ đông lớn vào tháng 9/2020. Từ thời điểm đó tới nay, ông Nghĩa đã sở hữu thêm gần 10 triệu cổ phiếu TCM thông qua đăng ký mua thêm và nhận cổ phiếu thưởng. Đáng chú ý, giai đoạn sau khi ông Nghĩa vừa trở thành cổ đông lớn tại công ty này, cổ phiếu TCM đã bứt phá ngoạn mục từ vùng giá dưới 20.000 đồng để lên đỉnh 89.470 đồng/cp (giá sau điều chỉnh) vào cuối tháng 3/2021, tương ứng gấp khoảng 4,5 lần sau khoảng nửa năm. Hiện thị giá đã điều chỉnh phân nửa xuống dưới ngưỡng 48.000 đồng/cp.

Ước tính số tiền ông Nghĩa chi ra để sở hữu lượng cổ phiếu TCM như hiện này vào khoảng 350 tỷ đồng và hiện đang tạm lãi hơn 300 tỷ đồng. Ông Nghĩa từng chia sẻ việc đầu tư vào TCM mang tính dài hạn và diễn ra sau khi được nghe chia sẻ về chiến lược cũng như tham quan các nhà máy của công ty. Tới nay, vị này chưa từng bán bớt cổ phần TCM mà chỉ liên tục “gom” thêm.

Một nhà đầu tư "cá mập" nắm hơn nghìn tỷ cổ phiếu trên sàn chứng khoán, từng là sếp doanh nghiệp gạch hàng đầu Việt Nam trước khi bán cho người Thái - Ảnh 1.

Diễn biến cổ phiếu TCM

Với LCG, ông Nguyễn Văn Nghĩa đã công bố trở thành cổ đông lớn của doanh nghiệp này vào tháng 6/2019. Sau khi trở thành cổ đông lớn, ông Nghĩa tiếp tục gia tăng sở hữu và chính thức tham gia vào Hội đồng quản trị LCG tại ĐHCĐ diễn ra sau đó 1 năm.

Đặc biệt trong động thái gần nhất, ông Nghĩa đã thực hiện bán 5 triệu cổ phiếu LCG vào đầu tháng 6, giảm sở hữu xuống còn gần 9,8 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 5,1%. Tạm tính theo thị giá, ông Nghĩa thu về khoảng 65 tỷ đồng với giao dịch trên.

Một nhà đầu tư "cá mập" nắm hơn nghìn tỷ cổ phiếu trên sàn chứng khoán, từng là sếp doanh nghiệp gạch hàng đầu Việt Nam trước khi bán cho người Thái - Ảnh 2.

Diễn biến cổ phiếu LCG

Tại TIG, phần lớn số cổ phiếu ông Nghĩa đang sở hữu được cá nhân này mua trong đợt phát hành riêng lẻ của công ty. Ông Nghĩa đã chi ra 210 tỷ đồng để mua vào 20 triệu cổ phiếu TIG, chiếm 2/3 số cổ phiếu của cả đợt phát hành. Sau giao dịch, ông Nghĩa trở thành cổ đông lớn tại TIG. Trong khi đó, tại AMS, ông Nghĩa hiện là Chủ tịch HĐQT tại công ty và nắm hơn 17% vốn.

Một nhà đầu tư "cá mập" nắm hơn nghìn tỷ cổ phiếu trên sàn chứng khoán, từng là sếp doanh nghiệp gạch hàng đầu Việt Nam trước khi bán cho người Thái - Ảnh 3.

Cựu sếp Gạch Prime, từng thu về hàng trăm tỷ nhờ bán vốn cho người Thái

Theo tìm hiểu, ông Nghĩa sinh năm 1963, từng là Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc Prime Group – doanh nghiệp sản xuất gạch men hàng đầu của Việt Nam khoảng 10 năm trước, nắm giữ thị phần gạch lớn nhất nước ta khi đó. Tới năm 2013, tập đoàn SCG (Thái Lan) đã chi khoảng 5.000 tỷ đồng để mua 85% cổ phần Prime Group và đến năm 2016, SCG đã chi thêm khoảng 1.350 tỷ đồng để mua nốt 15% cổ phần Prime Group từ các lãnh đạo công ty, trong đó có ông Nguyễn Văn Nghĩa.

Thời điểm cuối năm 2015, ông Nguyễn Văn Nghĩa nắm giữ 3,75% cổ phần Prime Group. Với việc bán cổ phần, ước tính ông Nguyễn Văn Nghĩa đã thu về khoảng 338 tỷ đồng khi đó.

Ông Nguyễn Văn Nghĩa sau đó vẫn tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực vật liệu xây dựng như Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Gạch men Tasa. Hiện, ngoài việc là cổ đông lớn, ông vẫn là Thành viên HĐQT TCM, Thành viên HĐQT Lizen (từ tháng 6/2020) và Chủ tịch HĐQT Cơ khí Xây dựng Amecc. Đồng thời, ông Nghĩa còn là Chủ tịch HĐTV Thương mại Xây dựng Vận tải Thanh Long (từ 2016-nay).

Một nhà đầu tư "cá mập" nắm hơn nghìn tỷ cổ phiếu trên sàn chứng khoán, từng là sếp doanh nghiệp gạch hàng đầu Việt Nam trước khi bán cho người Thái - Ảnh 4.

Bài viết liên quan

21/11/2024 Vinhomes trước ngày cuối cùng làm nên lịch sử, hơn 211 triệu cổ phiếu quỹ đã về tay

Vinhomes chắc chắn sẽ không thể mua đủ số lượng đăng ký nhưng đây vẫn sẽ là thương vụ mua cổ phiếu quỹ có quy mô lớn nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam. Ngày 21/11 là ngày cuối cùng trong chiến dịch mua cổ phiếu quỹ của Vinhomes. Như vậy, sẽ chỉ còn duy […]

Xem thêm
19/11/2024 Kỷ lục buồn của chứng khoán Việt Nam: Khối ngoại bán ròng 85.000 tỷ trên HoSE từ đầu năm

Trong ngắn hạn, áp lực tỷ giá là yếu tố ảnh hưởng lớn đến dòng vốn ngoại. Về dài hạn, việc thiếu hàng hoá mới chất lượng là nguyên nhân chính khiến khối ngoại không mặn mà với chứng khoán Việt Nam. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua giai đoạn chịu áp […]

Xem thêm
18/11/2024 Thanh tra Bộ Tài chính: 7 khoản đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng của Vicem tiềm ẩn rủi ro mất vốn

Ngày 5/11, Thanh tra Bộ Tài chính đã công bố kết luận thanh tra tại Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem). Theo kết luận thanh tra, đầu tư tài chính dài hạn của Công ty mẹ – Tổng công ty tại thời điểm 31/12/2023 là 13.973 tỷ đồng vào 31 công ty (bao gồm […]

Xem thêm
15/11/2024 Ngày này 2 năm trước, VN-Index xuống đáy 900 điểm

Không ít chứng sỹ kỳ vọng VN-Index sẽ tạo đáy thành công trong phiên 15/11 như 2 năm trước nhưng thực tế bối cảnh thị trường đã khác rất nhiều. Đúng ngày này (15/11) 2 năm trước, VN-Index có phiên giảm mạnh hơn 29 điểm (-3,1%) xuống 911,9 điểm. Từ vùng đáy này, chứng khoán […]

Xem thêm
15/11/2024 VN-Index liên tục sụt giảm với thanh khoản mất hút, nhịp điều chỉnh bao giờ mới kết thúc?

Nếu thanh khoản vẫn không cải thiện, khối ngoại bán ròng mạnh tay, các nhịp hồi của thị trường nhiều khả năng là Bull-trap. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua khoảng thời gian giao dịch khó khăn về cả điểm số lẫn thanh khoản. Các phiên tăng, giảm dù đan xen song […]

Xem thêm
14/11/2024 Ông Phạm Nhật Vượng gửi tâm thư tại “thời khắc lịch sử của ngành công nghiệp ô tô nội địa”, chi thêm 200 tỷ thưởng Tết cho 140.000 người Vingroup

Ông Vượng tin rằng tất cả những người dân Việt Nam yêu nước, yêu đồng bào sẽ ủng hộ VinFast. Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Vingroup vừa gửi tâm thư đến cán bộ nhân viên của tập đoàn nhân dịp VinFast chính thức trở thành hãng xe bán chạy số 1 thị trường Việt Nam với hơn […]

Xem thêm