Một doanh nghiệp châu Âu đang rơi vào thế ‘ngàn cân treo sơị tóc’ khi đơn thương độc mã chống lại cơn lũ tấm pin mặt trời giá rẻ từ Trung Quốc, chính phủ ra tay cứu cũng chưa ăn thua

Trung Quốc đang xâm chiếm ngành công nghiệp pin mặt trời cũng như các lĩnh vực xanh khác của châu Âu.
ộc mã chống lại cơn lũ tấm pin mặt trời giá rẻ từ Trung Quốc, chính phủ ra tay cứu cũng chưa ăn thua-

Một doanh nghiệp châu Âu đang rơi vào thế 'ngàn cân treo sơị tóc' khi đơn thương độc mã chống lại cơn lũ tấm pin mặt trời giá rẻ từ Trung Quốc, chính phủ ra tay cứu cũng chưa ăn thua- Ảnh 1. Ảnh 1.
Công ty sản xuất pin mặt trời Photowatt của Pháp từng được coi là động lực cho tham vọng của Châu Âu trở thành gã khổng lồ sản xuất năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, số phận của Photowatt ngày nay đang trong tình cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” khi phương Tây muốn đối đầu với cạnh tranh khốc liệt từ Trung Quốc.

Cơn lũ hàng xuất khẩu giá rẻ của Trung Quốc hiện đang đe dọa hàng triệu việc làm và làm dấy lên mối quan ngại của các nhà lãnh đạo ở Mỹ và châu Âu với Bắc Kinh. Số phận của Photowatt và ngành công nghiệp pin mặt trời ở châu Âu suy tàn là lời cảnh báo đối với Mỹ khi nền kinh tế số 1 thế giới đang tìm cách bảo vệ các ngành công nghiệp của mình khỏi áp lực mới từ Trung Quốc.

Đơn đặt hàng của Photowatt giảm mạnh khi khách hàng bị thu hút bởi các tấm pin mặt trời nhập khẩu từ Trung Quốc với mức giá siêu rẻ. Chính phủ Pháp bơm tiền để giữ cho Photowatt tồn tại.

Emilie Brechbuhl, một kỹ sư và đại biểu công đoàn tại Photowatt, cho biết: “Công ty ngày càng ít người. Chúng tôi không phải là đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp Trung Quốc”.

Bắc Kinh đang tìm cách kích thích kinh tế bằng cách chuyển hướng đầu tư vào lĩnh vực sản xuất khổng lổ của mình. Lịch sử “cú sốc Trung Quốc” từ 2 thập kỷ trước có thể lặp lại khi hàng xuất khẩu giá rẻ của nước này tràn ngập thị trường toàn cầu và loại bỏ nhiều đối thủ cạnh tranh phương Tây.

Đặc biệt, khắp phương Tây đang dấy lên lo ngại rằng Trung Quốc sẽ triệt tiêu các ngành công nghiệp xanh của nước này, buộc Mỹ và châu Âu phải dựa vào Trung Quốc để có được hàng hóa cung cấp năng lượng cho nền kinh tế carbon thấp trong tương lai.

Theo các chính phủ phương Tây, các lĩnh vực mà các quan chức Trung Quốc gọi là “bộ ba mới” – tấm năng lượng mặt trời, xe điện và pin – đang gây ra tình trạng dư thừa công suất lớn. Các nhà sản xuất tuabin gió của Trung Quốc cũng đang tìm kiếm khách hàng ở phương Tây, đe dọa ngành công nghiệp mà các công ty châu Âu và Mỹ như Vestas và GE Vernova vẫn đang dẫn đầu.

Trong 2 tháng qua, châu Âu đã mở nhiều cuộc điều tra về các khoản trợ cấp mà Bắc Kinh có thể đã trao cho các công ty sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc ở Romania cũng như các công ty sản xuất tuabin gió ở Pháp, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Romania và Bulgaria.

Việc xuất khẩu thiết bị năng lượng xanh của Trung Quốc đặt ra tình thế khó xử cho phương Tây. Các tấm pin mặt trời, xe điện và pin có giá rẻ nhưng hiệu suất cao đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi toàn cầu sang năng lượng sạch. Châu Âu đặt mục tiêu đưa các tấm pin mặt trời thành nguồn điện số 1 vào năm 2030, tức là hàng trăm triệu tấm pin cần được lắp đặt vào thời điểm đó. Nhập khẩu tấm pin mặt trời từ Trung Quốc vào lục địa này đã tăng hơn bốn lần trong thập kỷ qua. Trung Quốc hiện thống trị hơn 95% thị trường châu Âu.

Hầu hết các chính phủ EU phản đối thuế nhập khẩu đối với tấm pin Trung Quốc. Thay vào đó, họ cam kết trong tháng này sẽ hỗ trợ các nhà sản xuất tấm pin châu Âu tham gia đấu thầu các trang trại năng lượng mặt trời với trợ cấp và vốn của chính phủ. Tuy vậy, hỗ trợ đã không đến kịp thời đối với một số nhà sản xuất EU, khiến họ phải đóng cửa trong những tháng gần đây trước làn sóng hàng giá rẻ từ Trung Quốc.

Quay trở lại với Photowatt. Công ty tồn tại nhờ quyết tâm của chính phủ Pháp. Năm 2012, Tổng thống khi đó là Nicolas Sarkozy đã đến thăm nhà máy của công ty và thông báo rằng ông đã yêu cầu doanh nghiệp nhà nước EDF mua lại Photowatt. Đơn vị năng lượng tái tạo của EDF sẽ mua tất cả các tấm pin mặt trời do Photowatt sản xuất, Sarkozy nói.

Photowatt hiện sản xuất các tấm quang điện. Các tấm này sau đó được lắp ráp thành pin và tấm pin mặt trời. Photowatt đã đầu tư vào công nghệ tấm silicon được cho là có khả năng cạnh tranh với Trung Quốc. Quá trình sản xuất ít tốn năng lượng hơn so với công nghệ Trung Quốc nhưng sản phẩm lại kém hiệu quả hơn.

Khi Photowatt tiếp tục thua lỗ hàng chục triệu euro mỗi năm, EDF đã cắt giảm việc mua sản phẩm từ họ và tìm cách đóng cửa công ty. Nhưng chính phủ của Tổng thống Emmanuel Macron đã bác bỏ ý định đó.

Ngày nay, EDF cho biết họ không muốn sản xuất các tấm pin mặt trời và đang cố gắng tìm một “đối tác công nghiệp” cho Photowatt. Chính phủ của ông Macron trong tháng này đã công bố các trợ cấp cho sản xuất tấm pin mặt trời ở Pháp. Hai nhà máy lớn đang hoạt động nhưng cả hai đều chưa đột phá. “Chúng tôi đã cố gắng thoát khỏi sự phụ thuộc vào khí đốt và dầu mỏ của Nga. Vậy Chúng tôi có muốn chuyển sang phụ thuộc vào các tấm quang điện của Trung Quốc không?” Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết. “Do đó, chúng tôi phải sản xuất các tấm pin mặt trời trên lãnh thổ của mình”.

Theo WSJ

Bài viết liên quan

06/11/2024 Fox News dự báo ông Trump sẽ trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ: Các chính sách kinh tế và quan điểm với những liên minh lớn như NATO sẽ thay đổi như thế nào dưới kỷ nguyên Trump 2.0?

Theo dự báo mới nhất, Fox News cho rằng ông Trump sẽ trở thành Tổng thống tiếp theo của nước Mỹ. Câu hỏi đặt ra là việc ông Trump đắc cử sẽ quyết định tương lai của các chính sách kinh tế, liên minh quốc tế và việc cải cách quy định nhập cư của […]

Xem thêm
04/11/2024 Một đối tác Mexico muốn mua 3.000 xe điện VF5 và 300 xe Vinbus, đề nghị VinFast, V-Green nghiên cứu lắp đặt trạm sạc tại nước này

VinFast cũng đánh dấu mốc quan trọng khi lần đầu trở thành thương hiệu ô tô thuần điện có doanh số dẫn đầu Việt Nam trong tháng 9/2024, đồng thời phủ sóng sự hiện diện với nhiều mẫu ô tô điện tại Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Hà Lan, Indonesia, Philippines.   Ngày 4/11, VinFast và […]

Xem thêm
28/10/2024 Một người mua trái phiếu Vạn Thịnh Phát được tuyên nhận bồi thường hơn 14,8 tỉ đồng

Đây là 1 trong số hơn 35.000 người đầu tư trái phiếu được xác định là bị hại trong đại án Vạn Thịnh Phát, giai đoạn 2. TAND TP HCM vừa công khai bản án sơ thẩm giai đoạn 1 trong vụ án do Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh […]

Xem thêm
24/10/2024 CTCK thu lãi kỷ lục từ hoạt động cho vay, xu hướng “shadow banking” ngày càng rõ rệt

Xu hướng “shadow banking” trong nhóm các CTCK được dự báo sẽ ngày càng phát triển khi doanh nghiệp khó tiếp cận được vốn từ kênh tín dụng ngân hàng, trái phiếu. Dư nợ cho vay tại các CTCK tăng 6 quý liên tiếp qua đó lập kỷ lục mới 232.000 tỷ đồng vào cuối […]

Xem thêm
11/10/2024 Siêu dự án 67,3 tỷ USD đường sắt cao tốc Bắc – Nam: “Đại gia” xây dựng Đèo Cả muốn tham gia, “ông lớn” ngành thép khẳng định Hoà Phát có đủ khả năng

Tập đoàn Đèo Cả và Hoà Phát đều thể hiện mong muốn tham gia vào siêu dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam. Tập đoàn Đèo Cả vừa có văn bản 1316/2024/DCG kiến nghị một số giải pháp cụ thể để thúc đẩy một số dự án trọng điểm dựa trên cơ sở […]

Xem thêm
11/10/2024 Trước khi Temu xuất hiện, cuộc chơi “đốt tiền” của TMĐT Việt Nam đã có hồi kết: Shopee tăng 70% doanh thu, lãi hàng nghìn tỷ trong khi đối thủ vẫn lỗ đậm

Hàng thập kỷ qua, TMĐT còn được xem là “sân chơi đốt tiền” của các doanh nghiệp đứng sau các sàn. Đơn cử, Sendo 2 năm liên tiếp đã thua lỗ hơn 1.000 tỷ, Lazada cũng thua lỗ hàng trăm tỷ đồng mỗi năm… Ảnh: Năm 2023, Shopee tiếp tục lãi thêm gần 1.500 tỷ […]

Xem thêm