“MAG-7 chứng khoán Việt Nam”: 4 ngân hàng và 3 cổ phiếu “họ” Vingroup, tổng vốn hóa gần 1,9 triệu tỷ đồng

“MAG-7 chứng khoán Việt Nam”: 4 ngân hàng và 3 cổ phiếu “họ” Vingroup, tổng vốn hóa gần 1,9 triệu tỷ đồng

Với tỷ trọng lớn, biến động của các cổ phiếu nhóm “MAG-7 chứng khoán Việt Nam” có ảnh hưởng đáng kể đến VN-Index.

Magnificent 7 (MAG-7) là cái tên giới đầu tư ưu ái đặt cho nhóm 7 tập đoàn công nghệ khổng lồ bao gồm Apple, Amazon, Alphabet (công ty mẹ Google), Meta (công ty mẹ Facebook), Microsoft, Nvidia và Tesla. Những cổ phiếu này không chỉ có tầm ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán Mỹ, mà còn tác động lên toàn cầu.

Tại Việt Nam, 7 công ty niêm yết lớn nhất hiện gồm hai nhóm chủ đạo là ngân hàng (Vietcombank, BIDV, VietinBank, Techcombank) và “họ” Vingroup (Vingroup, Vinhomes, Vinpearl), cũng có sức ảnh hưởng đáng kể lên thị trường chứng khoán.

Tổng giá trị vốn hóa của “MAG-7 chứng khoán Việt Nam” lên đến gần 1,9 triệu tỷ đồng (~74 tỷ USD), chiếm 1/3 toàn sàn HoSE. Với tỷ trọng lớn, biến động của các cổ phiếu này có ảnh hưởng đáng kể đến VN-Index.

“MAG-7 chứng khoán Việt Nam”: 4 ngân hàng và 3 cổ phiếu “họ” Vingroup, tổng vốn hóa gần 1,9 triệu tỷ đồng- Ảnh 1.

Có thể thấy, “MAG-7 chứng khoán Việt Nam” chủ yếu là các cổ phiếu nhóm tài chính ngân hàng và bất động sản. Vingroup dù định hướng phát triển trở thành tập đoàn công nghiệp – công nghệ – dịch vụ (xa hơn có thể cả năng lượng) nhưng đóng góp lớn hiện vẫn đến từ lĩnh vực bất động sản.

Không chỉ trong nhóm vốn hóa lớn, đây còn là thực trạng chung của chứng khoán Việt Nam. 2 nhóm tài chính và bất động sản hiện chiếm tỷ trọng áp đảo, khoảng 60% vốn hóa toàn thị trường. Trong khi đó, các lĩnh vực “hot trend” như công nghệ, y tế và chăm sóc sức khoẻ, năng lượng và tiện ích… lại không có nhiều đại diện đủ tầm.

Điều này khác biệt hoàn toàn so với thị trường chứng khoán Mỹ nơi mà các lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao chủ yếu là công nghệ, chăm sóc sức khoẻ, bán lẻ, hàng tiêu dùng, dịch vụ viễn thông,… Đây là các nhóm ngành có tiềm năng tăng trưởng dài hạn với nhiều câu chuyện hỗ trợ, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới.

Trong khu vực với các nền kinh tế có nhiều điểm tương đồng, chứng khoán Việt Nam vẫn có sự mất cân bằng lớn hơn khi tỷ trọng nhóm ngành tài chính, bất động sản khá vượt trội.

“MAG-7 chứng khoán Việt Nam”: 4 ngân hàng và 3 cổ phiếu “họ” Vingroup, tổng vốn hóa gần 1,9 triệu tỷ đồng- Ảnh 2.

 

“MAG-7 chứng khoán Việt Nam”: 4 ngân hàng và 3 cổ phiếu “họ” Vingroup, tổng vốn hóa gần 1,9 triệu tỷ đồng- Ảnh 3.

Thực trạng này được kỳ vọng sẽ sớm thay đổi khi thị khoán Việt Nam có thêm hàng hoá mới. Tại Investor Day hồi đầu năm, ông Lê Anh Tuấn – Giám đốc đầu tư Dragon Capital dự báo giai đoạn 2027-2028, thị trường chứng khoán được kỳ vọng đón làn sóng IPO quy mô 47 tỷ USD. Ngoài Vinpearl, nhiều tên tuổi đáng chú ý như TCBS, F88, THACO AUTO, Bách Hóa Xanh, Golden Gate và Highlands Coffee, VPS, Viettel IDC, Misa, VNPay, Long Châu,… cũng đang có kế hoạch.

Hơn nữa, kinh tế Việt Nam cũng đang trong giai đoạn mang tính bản lề để thay đổi cơ cấu, ưu tiên tập trung phát triển khoa học công nghệ (Nghị quyết 57), ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân (Nghị quyết 68). Đây là một trong những động lực quan trọng giúp các doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, vươn ra biển lớn qua đó góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình.

Theo Giám đốc VinaCapital, tầm nhìn cốt lõi của Nghị quyết 68 là xây dựng một khu vực kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, chất lượng cao và có năng lực cạnh tranh toàn cầu – không chỉ giữ vai trò là động lực tăng trưởng kinh tế mà còn là lực lượng tiên phong trong khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Mục tiêu dài hạn là giúp Việt Nam tránh bẫy thu nhập trung bình, từng bước hiện thực hóa khát vọng trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.

Bài viết liên quan

22/05/2025 Một doanh nghiệp xăng dầu chuẩn bị trả cổ tức “khủng” bằng tiền mặt, cổ phiếu neo đỉnh lịch sử

Chốt phiên 21/5, cổ phiếu này dừng ở mức 37.400 đồng/cp, thấp hơn 2% so với đỉnh 38.100 đồng hồi đầu tháng 6 năm ngoái. 2/6 tới đây sẽ là ngày CTCP Cơ khí Xăng dầu (mã: PMS) chốt danh sách cổ đông trả cổ tức năm 2024 bằng tiền, tỷ lệ 30% (1 cổ phiếu được […]

Xem thêm
21/05/2025 Dragon Capital bán bớt cổ phiếu FPT Retail, hạ tỷ lệ sở hữu xuống dưới 10%

Cổ phiếu FRT của FPT Retail đã tăng khoảng 37% sau gần 2 tháng kể từ đáy hồi đầu tháng 4. Theo báo cáo mới nhất, ngày 15/5, nhóm quỹ do Dragon Capital quản lý đã bán ra 310.900 cổ phiếu FRT của CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail), giảm tỷ lệ […]

Xem thêm
20/05/2025 Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vượt mốc 10 tỷ USD

Theo số liệu của Forbes, tài sản ròng của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đạt 10,1 tỷ USD, tăng gần 880 triệu USD so với hôm qua, đưa ông lên vị trí thứ 279 trong bảng xếp hạng tỷ phú thế giới. Theo cập nhật thời gian thực từ Forbes, tài sản của Chủ tịch […]

Xem thêm
20/05/2025 Lý do Bộ Y tế đề nghị bệnh viện tăng cường phòng COVID-19

Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện cập nhật kế hoạch điều trị COVID-19, không để bị động trước diễn biến của dịch. Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) ngày 19-5  có văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố; y […]

Xem thêm
20/05/2025 Thêm một nút thắt trong việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam được tháo gỡ

Thông tư mới được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kỳ vọng sẽ thúc đẩy quá trình nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 03 quy định về mở và sử dụng tài khoản bằng VND để thực hiện đầu tư gián tiếp […]

Xem thêm
19/05/2025 Lịch chốt quyền cổ tức 19/5-23/5: Cổ tức tiền mặt cao nhất 100%, một ngân hàng “lăn chốt” trả gần 4.500 tỷ tiền cổ tức

Có 46 doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt, mức cao nhất là 100% và thấp nhất là 1%. Theo thống kê, có 51 doanh nghiệp thông báo chốt quyền cổ tức trong tuần 19/5-24/5, trong đó 46 doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt, mức cao nhất là 100% và thấp nhất là […]

Xem thêm