Liên tục rung lắc, VN-Index liệu đã rơi vào trạng thái sideway down?

Liên tục rung lắc, VN-Index liệu đã rơi vào trạng thái sideway down?

Theo chuyên gia, thị trường vẫn đang được nâng đỡ bởi các yếu tố thuận lợi như môi trường lãi suất giảm thấp, các chính sách tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ nền kinh tế tiếp tục được triển khai,…

Sau những nỗ lực vượt đỉnh ngắn hạn bất thành, VN-Index liên tục rung lắc trong biên độ rộng. Xu hướng giảm áp đảo, chỉ số có thời điểm “nhúng” về vùng 1.200 điểm. Dù lực cầu bắt đáy xuất hiện khi về vùng hỗ trợ tâm lý, song những nhịp giằng co kéo dài khiến nhiều nhà đầu tư vẫn lo ngại về xu hướng thị trường.

Liên tục rung lắc, VN-Index liệu đã rơi vào trạng thái sideway down? - Ảnh 1.

Nhiều lực cản nhưng khó có cú giảm sâu

Theo ông Nguyễn Anh Khoa – Trưởng phòng Phân tích và Nghiên cứu  Chứng khoán Agriseco, những nhịp rung lắc xuất hiện cho thấy tâm lý thận trọng của giới đầu tư trước những thách thức thị trường có thể đối diện trong các tháng cuối năm. Trong đó, khó khăn có thể đến từ các yếu tố trên thị trường quốc tế, tỷ giá áp lực tăng và mặt bằng định giá một số nhóm ngành đã không còn rẻ.

Tình hình vĩ mô quốc tế đang diễn biến khá phức tạp, FED duy trì mặt bằng lãi suất cao, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, an ninh lương thực, năng lượng toàn cầu bị đe dọa, áp lực suy thoái tại nhiều quốc gia. Những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu nói chung và TTCK nói riêng.

Thị trường trong nước cũng có những áp lực nhất định từ tỷ giá khi gần đây cặp tỷ giá USD/VND đang tăng tương đối mạnh. Một trong những nguyên nhân đến từ chênh lệch lãi suất giữa VND – USD đang nới rộng khi chính sách tiền tệ ở Việt Nam và Mỹ là trái chiều nhau, tạo áp lực tăng giá đối với đồng USD.

Mặc dù vậy, chuyên gia nhìn nhận áp lực tỷ giá có thể chỉ mang tính cục bộ trong ngắn hạn và không nghiêm trọng như giai đoạn cuối năm 2022. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam từ đầu năm tiếp tục tăng và hiện đạt khoảng gần 100 tỷ USD, tương đương gần 14 tuần nhập khẩu, là mức an toàn theo tiêu chuẩn của IMF (12-14 tuần). Ngoài ra, Việt Nam vẫn đang có thặng dư thương mại tốt (xuất siêu hơn 20 tỷ USD 8 tháng đầu năm), FDI và kiều hối ổn định có thể giúp đảm bảo nguồn cung USD.

Mặt khác, định giá thị trường không còn rẻ sau khi phục hồi khá mạnh từ đầu năm ảnh hưởng đến quá trình đi lên của chỉ số. VN-Index đang được giao dịch ở mức P/E 14,5 lần (tương đương mức trung bình trong giai đoạn 2015-2023) và P/B 1,8 lần (thấp hơn so với trung bình giai đoạn 2015-2023).

Tuy nhiên cần lưu ý, hiện nay nhóm ngân hàng chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong vốn hóa thị trường (~30%) và qua đó kéo mức định giá P/B của toàn thị trường thấp hơn. Với quan điểm mặt bằng định giá của thị trường chung và một số nhóm ngành không còn rẻ, chuyên gia cho rằng thị trường sẽ khó tăng điểm một cách mạnh mẽ như giai đoạn trước.

Dù nhìn nhận có nhiều lực cản, song vị chuyên gia vẫn bỏ ngỏ khả năng VN-Index rơi vào trạng thái sideway down (giá giảm từ từ) hay có thể xuất hiện một cú giảm mạnh.  Bởi trong 2 phiên gần nhất, thị trường đều tạo nến rút chân cho thấy có lực cầu bắt đáy tại vùng hỗ trợ MA50.

Với các yếu tố thuận lợi như môi trường lãi suất giảm thấp, các chính sách tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ nền kinh tế tiếp tục được triển khai, xu hướng tăng của thị trường nhìn chung vẫn đang được duy trì.

“Tôi nghiêng về khả năng VN-Index có thể tiếp tục sideway tại vùng 1.200-1.220 điểm với các phiên tăng giảm xen kẽ trước khi tìm được điểm cân bằng và hình thành xu hướng mới”, ông Nguyễn Anh Khoa đánh giá.

Thị trường thận trọng chờ KQKD quý 3

Thời điểm hiện tại, thị trường sẽ tiếp tục thận trọng chờ đợi kết quả kinh doanh quý 3 sắp được công bố. Nhà đầu tư có thể tập trung vào một số chủ đề đầu tư trong các tháng cuối năm như (1) Sự khởi sắc trở lại của nhóm ngành xuất khẩu; (2) Động lực từ thúc đẩy giải ngân đầu tư công; (3) Câu chuyện về giá cả hàng hóa và (4) Một số nhóm vốn hóa lớn có câu chuyện để hút dòng tiền.

Thứ nhất, nhóm ngành xuất khẩu kỳ vọng có sự phục hồi trong các tháng cuối năm nhờ nhu cầu tại các thị trường có thể gia tăng trong mùa cao điểm lễ hội. Một số tín hiệu cho thấy sự phục hồi là Chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại thị trường Mỹ và Trung Quốc đang cải thiện, doanh số bán nhà mới tại thị trường Mỹ cũng liên tục phục hồi kể từ đầu năm trở lại đây, lạm phát hạ nhiệt và FED có thể sớm dừng quá trình nâng lãi suất.

Liên tục rung lắc, VN-Index liệu đã rơi vào trạng thái sideway down? - Ảnh 2.

Thứ hai, các nhóm ngành được hưởng lợi từ việc thúc đẩy giải ngân đầu tư công có thể kể đến như xây dựng hạ tầng, vật liệu xây dựng bao gồm sắt thép, nhựa đường, đá xây dựng. Dự kiến các tháng cuối năm, đầu tư công sẽ là trụ cột quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và tiếp tục được đẩy mạnh giải ngân.

Thứ ba, một số nhóm ngành được hưởng lợi từ diễn biến giá cả hàng hóa như nhóm chăn nuôi, lương thực-gạo, mía.

Và cuối cùng, nhà đầu tư có thể quan tâm tới một số nhóm vốn hóa lớn và có câu chuyện để hút dòng tiền như nhóm ngân hàng, chứng khoán, BĐS.

Trong bối cảnh mặt bằng lãi suất giảm thấp, Chính phủ liên tục ban hàng các chính sách nhằm khơi thông tín dụng, tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS cũng như hỗ trợ nền kinh tế, các nhóm kể trên có thể là điểm đến thu hút dòng tiền.

Bài viết liên quan

21/11/2024 Vinhomes trước ngày cuối cùng làm nên lịch sử, hơn 211 triệu cổ phiếu quỹ đã về tay

Vinhomes chắc chắn sẽ không thể mua đủ số lượng đăng ký nhưng đây vẫn sẽ là thương vụ mua cổ phiếu quỹ có quy mô lớn nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam. Ngày 21/11 là ngày cuối cùng trong chiến dịch mua cổ phiếu quỹ của Vinhomes. Như vậy, sẽ chỉ còn duy […]

Xem thêm
19/11/2024 Kỷ lục buồn của chứng khoán Việt Nam: Khối ngoại bán ròng 85.000 tỷ trên HoSE từ đầu năm

Trong ngắn hạn, áp lực tỷ giá là yếu tố ảnh hưởng lớn đến dòng vốn ngoại. Về dài hạn, việc thiếu hàng hoá mới chất lượng là nguyên nhân chính khiến khối ngoại không mặn mà với chứng khoán Việt Nam. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua giai đoạn chịu áp […]

Xem thêm
18/11/2024 Thanh tra Bộ Tài chính: 7 khoản đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng của Vicem tiềm ẩn rủi ro mất vốn

Ngày 5/11, Thanh tra Bộ Tài chính đã công bố kết luận thanh tra tại Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem). Theo kết luận thanh tra, đầu tư tài chính dài hạn của Công ty mẹ – Tổng công ty tại thời điểm 31/12/2023 là 13.973 tỷ đồng vào 31 công ty (bao gồm […]

Xem thêm
15/11/2024 Ngày này 2 năm trước, VN-Index xuống đáy 900 điểm

Không ít chứng sỹ kỳ vọng VN-Index sẽ tạo đáy thành công trong phiên 15/11 như 2 năm trước nhưng thực tế bối cảnh thị trường đã khác rất nhiều. Đúng ngày này (15/11) 2 năm trước, VN-Index có phiên giảm mạnh hơn 29 điểm (-3,1%) xuống 911,9 điểm. Từ vùng đáy này, chứng khoán […]

Xem thêm
15/11/2024 VN-Index liên tục sụt giảm với thanh khoản mất hút, nhịp điều chỉnh bao giờ mới kết thúc?

Nếu thanh khoản vẫn không cải thiện, khối ngoại bán ròng mạnh tay, các nhịp hồi của thị trường nhiều khả năng là Bull-trap. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua khoảng thời gian giao dịch khó khăn về cả điểm số lẫn thanh khoản. Các phiên tăng, giảm dù đan xen song […]

Xem thêm
14/11/2024 Ông Phạm Nhật Vượng gửi tâm thư tại “thời khắc lịch sử của ngành công nghiệp ô tô nội địa”, chi thêm 200 tỷ thưởng Tết cho 140.000 người Vingroup

Ông Vượng tin rằng tất cả những người dân Việt Nam yêu nước, yêu đồng bào sẽ ủng hộ VinFast. Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Vingroup vừa gửi tâm thư đến cán bộ nhân viên của tập đoàn nhân dịp VinFast chính thức trở thành hãng xe bán chạy số 1 thị trường Việt Nam với hơn […]

Xem thêm