Lịch chốt quyền cổ tức tuần 18-22/9: Hàng loạt doanh nghiệp trả cổ tức tiền mặt cao, “đại gia” xăng dầu sắp chi gần 1.000 tỷ đồng trả cổ tức
Trong số các doanh nghiệp chia cổ tức tiền mặt tuần này, có đến 6 doanh nghiệp trả cổ tức trên 20%, cao nhất là 120%
Theo thống kê, có 32 doanh nghiệp thông báo chốt quyền cổ tức trong tuần 28/8 – 1/9. Trong đó, 29 doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt, 1 doanh nghiệp trả cổ tức bằng cổ phiếu, 1 doanh nghiệp thực hiện quyền mua và 1 doanh nghiệp phát hành thêm trong tuần này.
Trong số các doanh nghiệp chia cổ tức tiền mặt tuần này, có đến 6 doanh nghiệp trả cổ tức trên 20%, cao nhất là 120% và thấp nhất là 3%.
Công ty CP Cơ Khí An Giang (mã CKA) vừa thông báo ngày 19/9 là ngày đăng ký cuối trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 35% (1 cổ phiếu nhận được 3.500 đồng). Ngày giao dịch không hưởng quyền là 18/9. Ngày thanh toán dự kiến vào 5/10.
Với 3,3 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Cơ Khí An Giang sẽ chi khoảng 11,5 tỷ đồng để trả cổ tức đợt này. Nhìn lại lịch sử, CKA chia cổ tức khá đều đặn qua từng năm, đơn cử như 2021 đạt 35%, năm 2020 đạt 25%, năm 2019 và 2018 đạt 20%.
Ngày 22/9 tới đây, CTCP Tư vấn Xây dựng Công trình Hàng hải (mã TVH) sẽ danh sách cổ đông nhận cổ tức năm 2022 bằng tiền với tỷ lệ thực hiện là 36% (01 cp được nhận 3.600 đồng). Thời gian thanh toán dự kiến vào ngày 23/10.Với hơn 4 triệu cổ phiếu đang lưu hành, công ty sẽ chi hơn 14,4 tỷ đồng cho đợt cổ tức lần này.
Hiện tại, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam – CTCP (VIMC – mã MVN) đang là cổ đông lớn nhất của TVH nắm giữ 49% vốn. Ước tính, VIMC sẽ thu về 2 tỷ đồng từ đợt cổ tức trên. Phần vốn góp vào TVH đang được VIMC ghi nhận làkhoản đầu tư vào công ty liên kết với giá gốc tính đến thời điểm 30/6/2023 là hơn 21,9 tỷ đồng, tương đương 11.200 đồng/cp.
TVH được biết đến là doanh nghiệp có truyền thống chi trả cổ tức cao hàng năm cho cổ đông. Kể từ khi lên sàn chứng khoán năm 2019, công ty năm nào cũng chia cổ tức bằng tiền với tỷ lệ trên 20%. Năm 2022, tỷ lệ trả cổ tức được nâng lên 36%. Năm 2023, ĐHĐCĐ thường niên của TVH đã thông qua tỷ lệ cổ tức tối thiểu là 30% vốn điều lệ.
Ngày 22/9 tới đây, CTCP Gemadept (GMD) sẽ chốt danh sách cổ đông chia cổ tức năm 2022 bằng tiền tỷ lệ 20%, tương ứng với mỗi cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận về 2.000 đồng. Thời gian thanh toán dự kiến vào ngày 29/9. Với gần 306 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Gemadept sẽ cần chi 612 tỷ đồng để thanh toán cho cổ đông đợt này.
Gemadept tiền thân là một doanh nghiệp nhà nước, thành lập năm 1990, sau đó được cổ phần hóa vào năm 1993. Cổ phiếu GMD được niêm yết trên thị trường chứng khoán từ rất sớm, vào năm 2002. Hiện doanh nghiệp hoạt đồn trong lĩnh vực logistics và khai thác cảng, sở hữu và vận hành nhiều cảng biến quy mô lớn, nổi bật nhất là Gemalink – cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam.
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam – Petrolimex (mã PLX ) thông báo, ngày 22/9 là ngày đăng ký cuối cùng nhận cổ tức năm 2022. Tập đoàn sẽ trả cổ tức bằng tiền, tỷ lệ 7% (tương ứng 01 cổ phiếu được nhận 700 đồng). Thời gian thanh toán vào ngày 10/10.
Với hơn 1,34 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, PLX sẽ chi gần 942 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông. Hiện tại, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đang là cổ đông lớn nhất PLX với gần 982 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 75,87%, tương ứng sẽ nhận về khoảng 687 tỷ đồng cổ tức từ PLX.
Ngày 25/9 tới sẽ là ngày đăng ký cuối cùng để CTCP Cơ khí Phổ Yên (mã FBC ) chốt danh sách nhận cổ tức bằng tiền năm 2022 tỷ lệ 120% (1 cổ phiếu được nhận 12.000 đồng). Ngày thanh toán là 27/10/2023. Số tiền dự chi là 44,4 tỷ đồng.
Đáng chú ý, thị giá của FBC chốt phiên 15/9 chỉ ở mức 3.700 đồng/cp. Như vậy, mức cổ tức tiền mặt của doanh nghiệp gấp hơn 3 lần thị giá hiện tại.
Năm 2022, Cơ khí Phổ Yên đạt 1.311 tỷ đồng doanh thu và 65,9 tỷ lợi nhuận sau thuế – đều là các con số kỷ lục trong lịch sử hoạt động.