Hòa Phát “gánh team” đưa lợi nhuận ngành thép tiếp đà hồi phục, tồn kho vẫn duy trì ở mức thấp

Hòa Phát “gánh team” đưa lợi nhuận ngành thép tiếp đà hồi phục, tồn kho vẫn duy trì ở mức thấp

Trong quý 4/2023, tổng lợi nhuận ngành thép ước tính tăng 22% so với quý 3 trước đó và khả quan hơn nhiều so với mức âm hơn 5.000 tỷ cùng kỳ 2022. Sự hồi phục chủ yếu nhờ “anh cả” Hòa Phát.

Sau giai đoạn khó khăn, ngành thép đang đón những tín hiệu lạc quan thời gian gần đây. Tổng lợi nhuận các doanh nghiệp thép trên sàn chứng khoán có quý thứ 2 liên tiếp tăng trưởng so với quý trước. Theo ước tính trong quý 4/2023, tổng lợi nhuận ngành thép đạt khoảng 2.500 tỷ đồng, tăng 22% so với quý 3 trước đó và khả quan hơn nhiều so với mức âm hơn 5.000 tỷ cùng kỳ 2022. Đây cũng là mức cao nhất trong vòng 6 quý trở lại đây.

photo-1707070542726

So với cùng kỳ 2022, hầu hết các doanh nghiệp thép đều ghi nhận lợi nhuận hồi phục mạnh mẽ, đặc biệt là Hòa Phát (HPG) với lãi ròng tăng gần 5.000 tỷ. Nhiều doanh nghiệp khác cũng có lợi nhuận hồi phục hàng trăm tỷ so với quý cuối năm 2022 có thể kể đến như Hoa Sen (HSG), Nam Kim (NKG), VNSteel (TVN), Tôn Đông Á (GDA),…

Tuy nhiên, so với quý 3/2023, đa phần các doanh nghiệp thép đều đã chững lại đà hồi phục. Hoa Sen ghi nhận lợi nhuận quý 4/2023 (quý 1 niên độ tài chính 2023-24) giảm mạnh đến 76% so với quý liền trước. Pomina (POM) và SMC thậm chí còn báo lỗ nặng, đều hơn 300 tỷ đồng. VNSteel giảm lỗ đáng kể nhưng vẫn chưa thể có lợi nhuận dương trở lại.

photo-1707070561990

Trong bối cảnh đó, Hòa Phát là điểm sáng hiếm hoi khi doanh nghiệp đầu ngành thép lãi ròng quý 4/2023 lên đến gần 3.000 tỷ đồng, tăng 48% so với quý trước và là mức cao nhất trong vòng 6 quý. Vì thế, không quá khi cho rằng Hòa Phát gánh cả lợi nhuận ngành thép trong quý cuối năm 2023.

Tồn kho ở mức thấp

Tốc độ hồi phục chậm lại trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp thép vẫn thận trọng khi duy trì một lượng tồn kho thấp dù xu hướng giá có phần tích cực hơn quý trước. Theo thống kê, tổng giá trị tồn kho của ngành thép tính đến cuối năm 2023 vào khoảng 66.000 tỷ đồng (bao gồm trích lập dự phòng giảm giá), giảm nhẹ so với quý 3 trước đó.

Như vậy, các doanh nghiệp thép đã có 5 quý duy trì giá trị hàng tồn kho quanh mức 65.000-70.000 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với giai đoạn trước. Đặc biệt, con số này đã giảm khoảng 50.000 tỷ so với thời kỳ đỉnh cao hồi giữa năm 2022.

photo-1707070584871

Bộ 3 Hòa Phát, Hoa Sen và Nam Kim tiếp tục tăng tích trữ tồn kho tuy nhiên mức tăng không lớn. “Anh cả” Hòa Phát là cái tên ghi nhận tồn kho tăng mạnh nhất trong quý cuối năm 2023 nhưng giá trị cũng chưa đến nghìn tỷ. Ngược lại, đa phần các doanh nghiệp top sau đều ghi nhận sự sụt giảm mạnh tồn kho so với quý trước.

VNSteel, Tôn Đông Á, Pomina, SMC, Thép Tiến Lên (TLH), Tisco (TIS) đều có giá trị hàng tồn kho giảm hàng trăm tỷ. SMC là doanh nghiệp có tồn kho giảm mạnh nhất với giá trị hơn 400 tỷ (~22%) so với quý trước. Đây là lần đầu tiên doanh nghiệp này đưa giá trị hàng tồn kho về dưới nghìn tỷ sau nhiều năm.

photo-1707070600471

Nhu cầu và giá kỳ vọng phục hồi mạnh

Các doanh nghiệp thép duy trì tồn kho thấp trong khi giá thép đã có dấu hiệu đảo chiều tăng trở lại vào cuối năm ngoái. Tại thị trường Trung Quốc, giá thép thanh vằn có thời điểm đã tăng khoảng 10% và có thời điểm gần chạm mức 4.000 CNY/tấn vào cuối năm ngoái. Dù đã chững lại thời gian gần đây nhưng nhìn chung mặt bằng giá thép đã cao hơn tương đối so với giữa năm ngoái. Tại thị trường trong nước, giá thép xây dựng cũng có dấu hiệu phục hồi sau khi chạm đáy vào tháng 9.

photo-1707070623796
photo-1707070637137

Trong báo cáo gần đây, Chứng khoán MBS đánh giá nguồn cung giảm và nhu cầu thép thế giới dự báo sẽ hồi phục vào năm 2024, cụ thể nguồn cung thép giảm nhẹ 1% so với cùng kỳ trong bối cảnh Trung Quốc cắt giảm sản lượng và Thổ Nhĩ kì chưa thể phục hồi. Trong khi đó, nhu cầu thế giới theo dự báo mới nhất của WSA sẽ tăng 1,9% với động lực chính đến từ nhu cầu xây dựng khu vực EU và Ấn Độ, điều này dự kiến cũng sẽ tác động tích cực đến giá thép thế giới trong năm 2024.

Trong nước, nguồn cung căn hộ dự kiến cải thiện kể từ năm 2024, từ đó sẽ tác động tích cực đến nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng nội địa. Hơn nữa, Chính phủ đã ban hành 1 số biện pháp hỗ trợ thị trường bất động sản. MBS kì vọng yếu tố tích cực từ giá thép thế giới và thị trường bất động sản phục hồi từ giữa năm 2024 thúc đẩy giá thép nội địa. Nhờ đó, giá thép xây dựng dự kiến phục hồi lên mức 15 triệu đồng/tấn, tăng 8% vào 2024.

MBS cũng cho rằng nhu cầu phục hồi từ EU là yếu tố chính tác động tích cực, đưa thị trường thép xuất khẩu trở thành điểm sáng. Sản lượng xuất khẩu thép dự kiến lần lượt đạt 10,5 triệu tấn (tăng 25%) vào năm 2023 và 11,2 triệu tấn (tăng 7%) vào 2024. Bên cạnh đó, giá HRC xuất khẩu dự kiến đạt 800 USD/tấn (+8%) trong năm 2024.

Theo dự báo của MBS, biên lợi nhuận gộp các doanh nghiệp thép sẽ cải thiện từ mức trung bình 8% trong năm 2023 lên 13% năm 2024. Giá thép được dự báo sẽ hồi phục khoảng 8% và giá nguyên vật liệu giảm nhẹ 6%, từ đó cơ sở để biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp trong ngành hồi phục lên mức hai chữ số trong năm tới.

photo-1707070705386

Tổng lợi nhuận các doanh nghiệp ngành thép cũng theo đó được MBS dự phóng tăng trưởng đến 40% so với cùng kỳ trong năm 2024 nhờ (1) doanh thu dự kiến hồi phục 25% trong bối cảnh sản lượng và giá bán tăng trưởng; (2) biên lợi nhuận gộp phục hồi lên mức 13% (so với khoảng 8% của năm 2023); và (3) chi phí tài chính giảm 30% khi áp lực tỷ giá và chi phí lãi vay hạ nhiệt.photo-1707071112797

Bài viết liên quan

21/11/2024 Vinhomes trước ngày cuối cùng làm nên lịch sử, hơn 211 triệu cổ phiếu quỹ đã về tay

Vinhomes chắc chắn sẽ không thể mua đủ số lượng đăng ký nhưng đây vẫn sẽ là thương vụ mua cổ phiếu quỹ có quy mô lớn nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam. Ngày 21/11 là ngày cuối cùng trong chiến dịch mua cổ phiếu quỹ của Vinhomes. Như vậy, sẽ chỉ còn duy […]

Xem thêm
19/11/2024 Kỷ lục buồn của chứng khoán Việt Nam: Khối ngoại bán ròng 85.000 tỷ trên HoSE từ đầu năm

Trong ngắn hạn, áp lực tỷ giá là yếu tố ảnh hưởng lớn đến dòng vốn ngoại. Về dài hạn, việc thiếu hàng hoá mới chất lượng là nguyên nhân chính khiến khối ngoại không mặn mà với chứng khoán Việt Nam. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua giai đoạn chịu áp […]

Xem thêm
18/11/2024 Thanh tra Bộ Tài chính: 7 khoản đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng của Vicem tiềm ẩn rủi ro mất vốn

Ngày 5/11, Thanh tra Bộ Tài chính đã công bố kết luận thanh tra tại Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem). Theo kết luận thanh tra, đầu tư tài chính dài hạn của Công ty mẹ – Tổng công ty tại thời điểm 31/12/2023 là 13.973 tỷ đồng vào 31 công ty (bao gồm […]

Xem thêm
15/11/2024 Ngày này 2 năm trước, VN-Index xuống đáy 900 điểm

Không ít chứng sỹ kỳ vọng VN-Index sẽ tạo đáy thành công trong phiên 15/11 như 2 năm trước nhưng thực tế bối cảnh thị trường đã khác rất nhiều. Đúng ngày này (15/11) 2 năm trước, VN-Index có phiên giảm mạnh hơn 29 điểm (-3,1%) xuống 911,9 điểm. Từ vùng đáy này, chứng khoán […]

Xem thêm
15/11/2024 VN-Index liên tục sụt giảm với thanh khoản mất hút, nhịp điều chỉnh bao giờ mới kết thúc?

Nếu thanh khoản vẫn không cải thiện, khối ngoại bán ròng mạnh tay, các nhịp hồi của thị trường nhiều khả năng là Bull-trap. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua khoảng thời gian giao dịch khó khăn về cả điểm số lẫn thanh khoản. Các phiên tăng, giảm dù đan xen song […]

Xem thêm
14/11/2024 Ông Phạm Nhật Vượng gửi tâm thư tại “thời khắc lịch sử của ngành công nghiệp ô tô nội địa”, chi thêm 200 tỷ thưởng Tết cho 140.000 người Vingroup

Ông Vượng tin rằng tất cả những người dân Việt Nam yêu nước, yêu đồng bào sẽ ủng hộ VinFast. Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Vingroup vừa gửi tâm thư đến cán bộ nhân viên của tập đoàn nhân dịp VinFast chính thức trở thành hãng xe bán chạy số 1 thị trường Việt Nam với hơn […]

Xem thêm