Hé lộ nhân vật ‘máu mặt’ nằm trong danh sách trừng phạt của cả Mỹ và Anh: Tổng thống Putin tin tưởng tuyệt đối, một tay ‘lèo lái’ kinh tế Nga chống trả mọi lệnh trừng phạt của phương Tây

Đây là người phụ nữ đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế Nga và được mệnh danh là “cánh tay đắc lực” của Tổng Thống Putin.

Hé lộ nhân vật ‘máu mặt’ nằm trong danh sách trừng phạt của cả Mỹ và Anh: Tổng thống Putin tin tưởng tuyệt đối, một tay ‘lèo lái’ kinh tế Nga chống trả mọi lệnh trừng phạt của phương Tây- Ảnh 1.

Bà Elvira Nabiullina và Tổng Thống Nga Vladimir Putin

Đã từng có thời điểm, người ta cho là kinh tế Nga sẽ gặp nhiều trắc trở đáng kể sau khi bị phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt. Tuy nhiên, quỹ đạo đã không xảy ra như vậy.

Để giúp nền kinh tế vẫn mạnh mẽ, ngoài sự chèo lái của Tổng Thống Nga Vladimir Putin, có một người phụ nữ cũng rất được chú ý – đó là Elvira Nabiullina, thống đốc ngân hàng trung ương của nước này.

Thực tế, các quốc gia phương Tây không hài lòng về khả năng chống đỡ của nền kinh tế Nga. Và phản ứng của họ không chỉ nhắm đến Tổng thống Putin mà còn cả bà Nabiullina. Bà cũng đã nằm trong danh sách trừng phạt của cả Mỹ và Anh.

Người có thể khiến các ngân hàng trung ương được chú ý

Daniel McDowell, Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Syracuse nói với tờ Business Insider rằng: “Bất chấp áp lực to lớn từ các lệnh trừng phạt, Nabiullina vẫn giúp ổn định kinh tế Nga một cách hiệu quả”. Đặc biệt, ông ghi nhận bà đã sử dụng các biện pháp hữu hiệu để giúp đồng rúp Nga phục hồi trở lại.

Được biết, ngân hàng trung ương nước này cũng đã thực thi các chính sách mạnh tay để ngăn dòng vốn chảy khỏi đất nước, chặn lại sự hoảng loạn trên các thị trường và giúp các ngân hàng không bị rút vốn ồ ạt.

Ông McDowell nói thêm: “Mặc dù mức sống ở Nga đã giảm sút do các lệnh trừng phạt, nhưng điều kiện sống có thể sẽ tồi tệ hơn nhiều nếu không có những quyết định sáng suốt của bà Nabiullina. Tôi nghĩ thật công bằng khi nói rằng bà ấy là hình mẫu về cách ứng phó với các lệnh trừng phạt từ bên ngoài”.

Người phụ nữ quyền lực này cũng nhận được nhiều đánh giá cao trong việc hỗ trợ nền kinh tế nước nhà. Bà Christine Lagarde – khi đó là Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng từng nhận xét Nabiullina là người “có thể khiến các ngân hàng trung ương được chú ý”.

Anders Åslund, một nhà kinh tế Thụy Điển chuyên về kinh tế Nga, đã viết trên tờ Moscow Times vào tháng 3 năm 2022 rằng: “Tôi chưa bao giờ nghe thấy bà ấy to tiếng. Thật khó để không thích bà ấy”.

“Bà ấy là biểu tượng của sự ổn định với hệ thống tài chính Nga”, Elina Ribakova – nhà kinh tế tại Viện Tài chính Quốc tế (IIF) nhận định.

Bà Nabiullina là quan chức cấp cao trong chính quyền của ông Putin hơn 2 thập kỷ qua. Bà cũng là cố vấn kinh tế cho Tổng thống trong hơn một năm, sau đó mới chuyển sang làm thống đốc năm 2013. Bà từng làm Bộ trưởng Bộ Phát triển kinh tế khi ông Putin là Thủ tướng. Sofya Donets, nhà kinh tế học tại Renaissance Capital ở Moskva đánh giá: “Bà ấy được chính phủ và Tổng thống rất tin tưởng”.

Bà Nabiullina sinh ra trong một gia đình người Tatar thiểu số tại Ufa – thành phố nổi tiếng với ngành công nghiệp nặng. Cha của bà làm nghề lái xe và mẹ là công nhân nhà máy.

Bà đã học cả tiếng Pháp, thích nhạc cổ điển và đọc các tác phẩm kinh điển của Leo Tolstoy, Fyodor Dostoevsky và Franz Kafka.

Hé lộ nhân vật ‘máu mặt’ nằm trong danh sách trừng phạt của cả Mỹ và Anh: Tổng thống Putin tin tưởng tuyệt đối, một tay ‘lèo lái’ kinh tế Nga chống trả mọi lệnh trừng phạt của phương Tây- Ảnh 2.

Elvira Nabiullina, Thống đốc ngân hàng trung ương Nga

Chính tại Đại học quốc gia Moscow, bà Nabiullina đã tiếp xúc với các khái niệm kinh tế phương Tây và chúng đã giúp đỡ bà rất nhiều sau này.

Đến năm 1991, bà trở thành nhà kinh tế học tại Hội đồng Liên hiệp Khoa học và Công nghiệp Liên Xô. Vào năm 1994, bà gia nhập Cục Cải cách thuộc Bộ Kinh tế Nga.

Năm 1998, bà nghỉ công việc nhà nước nhưng hai năm sau đó quay trở lại với vai trò Thứ trưởng Bộ Kinh tế Nga. Đến năm 2007, bà Nabiullina đã rất bất ngờ khi Tổng thống Putin bổ nhiệm bà giữ chức Bộ trưởng Kinh tế. Lời mời của nhà lãnh đạo Nga chính là bước ngoặt trong sự nghiệp của bà Nabiullina.

Vai trò người dẫn dắt của Nabiullina càng được củng cố vào năm 2013 khi Tổng thống Putin bổ nhiệm bà là Thống đốc ngân hàng trung ương.

Năm 2014, khi Nga sáp nhập Crimea sau cuộc trưng cầu ý dân và đối mặt với hàng loạt lệnh trừng phạt của phương Tây, bà Nabiullina đã chứng minh năng lực của mình xứng đáng với sự tin tưởng của Tổng thống Nga Putin.

Bà đã bảo vệ được nền kinh tế Nga trước các lệnh trừng phạt. Trong vài năm sau đó, bà luôn nhận được sự công nhận và tôn trọng từ nhiều đồng nghiệp quốc tế khi bà đã kết nối kinh tế Nga với hệ thống toàn cầu và hiện đại hóa ngân hàng trung ương của nước này.

Năm 2015, Euromoney vinh danh bà Nabiullina là Thống đốc Ngân hàng trung ương của năm. Đến năm 2017, tờ The Banker cũng xướng tên bà là Thống đốc Ngân hàng trung ương của năm tại khu vực châu Âu. Năm 2018, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng mời bà phát biểu tại buổi diễn thuyết danh giá Michel Camdessus của tổ chức này.

Sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, phương Tây giáng đòn mạnh vào kinh tế Nga bằng hàng loạt lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, kinh tế nước này vẫn trụ vững.

Cơ quan Thống kê Liên bang Nga (Rosstat) thông báo tăng trưởng nền kinh tế nước này năm 2023 là 3,6%. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF cũng dự đoán tăng trưởng kinh tế năm 2024 của Nga là 2,6%. Tỷ lệ thất nghiệp tại Nga cũng ở mức thấp kỷ lục trong khi mức lương tăng.

Nhưng chắc chắn kinh tế Nga không chỉ có toàn “màu hồng”. Nước này cũng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động và chảy máu chất xám. Nhưng tính đến nay, bà Nabiullina đã tung ra nhiều đòn bẩy khác nhau để “hóa giải”, ví dụ như lãi suất và kiểm soát tiền tệ.

Nhà phân tích Alexei Makarkin tại Trung tâm Công nghệ Chính trị có trụ sở tại Moskva vào năm 2022 phân tích với tờ Wall Street Journal rằng bà Nabiullina rất cứng rắn trong việc giảm lạm phát.

Bà Nabiullina đôi khi cũng rất thẳng thắn về thực trạng của nền kinh tế Nga. Tháng 4/2022, bà cho biết tiền dự trữ của Nga không tồn tại mãi mãi. Tháng 1/2023, bà cũng cảnh báo rằng kinh tế Nga có nguy cơ quá nóng.

Bài viết liên quan

06/11/2024 Fox News dự báo ông Trump sẽ trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ: Các chính sách kinh tế và quan điểm với những liên minh lớn như NATO sẽ thay đổi như thế nào dưới kỷ nguyên Trump 2.0?

Theo dự báo mới nhất, Fox News cho rằng ông Trump sẽ trở thành Tổng thống tiếp theo của nước Mỹ. Câu hỏi đặt ra là việc ông Trump đắc cử sẽ quyết định tương lai của các chính sách kinh tế, liên minh quốc tế và việc cải cách quy định nhập cư của […]

Xem thêm
30/09/2024 Cựu bộ trưởng Chu Ngọc Anh không có trong danh sách đặc xá

Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Ngọc Lâm cho biết cựu bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh và cựu bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng không có trong danh sách đặc xá Ngày 30-9, Văn phòng Chủ tịch nước đã phối hợp với […]

Xem thêm
29/08/2024 Khối ngoại xác lập kỷ lục “buồn”, gần 3 tỷ USD cổ phiếu Việt Nam bị bán ròng từ đầu năm 2024

16/17 tháng gần nhất khối ngoại đều ghi nhận bán ròng. Hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn tỷ đồng cổ phiếu Việt Nam bị “xả” mỗi tháng. Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang chịu áp lực bán ròng mạnh của nhà đầu tư nước ngoài. Nếu không có sự đột biến, khả […]

Xem thêm
07/08/2024 Nhật Bản tiết lộ thêm kỷ lục mới trong đợt can thiệp đồng yên đầu tiên kể từ năm 2022

Bộ Tài chính Nhật Bản đã chi gần 41 tỷ USD can thiệp đẩy giá đồng yên vào ngày 29/4, đánh dấu mức can thiệp cao kỷ lục trong 1 ngày từ trước đến nay. Ngày 6/8, Nhật Bản cho biết đã can thiệp mua đồng yên với số tiền kỷ lục chỉ trong 1 […]

Xem thêm
25/06/2024 Giá vàng SJC, giá vàng nhẫn hôm nay ngày 25/6

Hiện giá bán ra vàng SJC ở mức 77 triệu đồng/lượng trong khi giá vàng nhẫn trơn 24k là 75,5-76 triệu đồng/lượng. Sáng 25/6, giá vàng trong nước không có nhiều biến động so với hôm qua: giá vàng SJC đứng im trong khi vàng nhẫn trơn tăng nhẹ khoảng 100 nghìn đồng/lượng. Tại Công […]

Xem thêm
21/06/2024 Trung Quốc dẫn đầu trong một công nghệ quan trọng: Khiến Mỹ và châu Âu lo sợ, nhưng gặp khó vì năng lực sản xuất quá ‘khủng’, vượt xa phần còn lại của thế giới

Ngành công nghiệp năng lượng mặt trời của Trung Quốc đang chiếm ưu thế và dẫn đầu toàn thế giới về sản lượng cũng như giá thành. Tuy nhiên, đây vừa là điểm mạnh và là yếu tố gây khó khăn cho các nhà sản xuất của nước này. Trung Quốc dẫn đầu trong một […]

Xem thêm