Hàng loạt cổ phiếu dự báo được hưởng lợi sau khi nâng hạng thị trường chứng khoán
Tại Chỉ thị số 06 ngày 15/2 về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương xử lý nhanh chóng các vướng mắc thuộc lĩnh vực phụ trách để đáp ứng tiêu chí nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên thị trường mới nổi vào năm 2025, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trước ngày 30/6/2024. Điều này này thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc nâng hạng thị trường chứng khoán.
Kỳ vọng hàng tỷ USD sẽ “đổ bộ” vào thị trường sau khi nâng hạng
Theo Vinacapital, việc triển khai hệ thống giao dịch KRX mới trong quý 1 sẽ giúp giải quyết một số vấn đề kỹ thuật, có thể giúp Việt Nam được nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi của FTSE-Russell vào khoảng cuối năm.
Để gia tăng sức hút cho trị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cùng với các cơ quan liên quan và các công ty chứng khoán đang nỗ lực để đưa hệ thống giao dịch KRX vào vận hành sớm và loại bỏ quy định các nhà đầu tư tổ chức phải ký quỹ 100% trước khi giao dịch mua chứng khoán.
Nếu thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng, VinaCapital ước tính tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam sẽ chiếm khoảng từ 0,7% đến 1,2% trong rổ chỉ số thị trường mới nổi của MSCI và FTSE Russell, và dòng vốn nước ngoài đổ thêm vào thị trường chứng khoán Việt Nam có thể đạt 5-8 tỷ USD.
Chứng khoán SSI dự phóng việc FTSE Russell thực hiện nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam lên thị trường mới nổi có thể diễn ra sớm nhất vào tháng 9/2024 (kịch bản tích cực) hoặc tháng 3/2025 (kịch bản cơ sở) và sẽ có hiệu lực vào 6 tháng sau đó. SSI cho biết Việt Nam sẽ có thể ngay lập tức thu hút được khoảng 1,7 – 2,5 tỷ USD khi quyết định nâng hạng có hiệu lực.
Trong khi đó, Chứng khoán BSC (BSC Research) kỳ vọng dòng vốn đầu tư nước ngoài thông qua các quỹ mở, quỹ ETF – tham chiếu theo các bộ chỉ số của MSCI và FTSE được kỳ vọng sẽ “đổ bộ” vào TTCK Việt Nam với quy mô lớn.
Theo ước tính của BSC Research, trong trường hợp nếu MSCI và FTSE nâng hạng Việt Nam lên TTCK mới nổi sẽ có khoảng 3,5-4 tỷ USD mua mới các cổ phiếu Việt Nam. Ước tính dựa trên giả định tỷ trọng các cổ phiếu Việt Nam được mua mới ở mức bình quân khoảng 0,7% – tương đương với tỷ trọng của các cổ phiếu TTCK Philippines (được FTSE xếp hạng TTCK mới nổi sơ cấp) trong các danh mục đầu tư các quỹ hiện tại.
Do Việt Nam hiện vẫn chưa có trong danh sách theo dõi nâng hạng của MSCI và đã trong danh sách theo dõi của FTSE nên trong tương lai gần TTCK Việt Nam sẽ được FTSE chính thức nâng hạng lên TTCK mới nổi sơ cấp. Khi FTSE Russell chính thức nâng hạng, dự kiến thị trường sẽ đón nhận khoảng 1,3-1,5 tỷ USD từ các Quỹ đầu tư mở/ETF tham chiếu theo bộ chỉ tiêu của FTSE, trong đó các quỹ ETF sẽ dự kiến mua tối thiểu khoảng 700-800 triệu USD (tương đương với quy mô TTCK Philippines hiện tại).
Tại Chỉ thị số 06 ngày 15/2 về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương xử lý nhanh chóng các vướng mắc thuộc lĩnh vực phụ trách để đáp ứng tiêu chí nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên thị trường mới nổi vào năm 2025, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trước ngày 30/6/2024. Điều này này thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc nâng hạng thị trường chứng khoán.
Kỳ vọng hàng tỷ USD sẽ “đổ bộ” vào thị trường sau khi nâng hạng
Theo Vinacapital, việc triển khai hệ thống giao dịch KRX mới trong quý 1 sẽ giúp giải quyết một số vấn đề kỹ thuật, có thể giúp Việt Nam được nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi của FTSE-Russell vào khoảng cuối năm.
Để gia tăng sức hút cho trị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cùng với các cơ quan liên quan và các công ty chứng khoán đang nỗ lực để đưa hệ thống giao dịch KRX vào vận hành sớm và loại bỏ quy định các nhà đầu tư tổ chức phải ký quỹ 100% trước khi giao dịch mua chứng khoán.
Nếu thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng, VinaCapital ước tính tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam sẽ chiếm khoảng từ 0,7% đến 1,2% trong rổ chỉ số thị trường mới nổi của MSCI và FTSE Russell, và dòng vốn nước ngoài đổ thêm vào thị trường chứng khoán Việt Nam có thể đạt 5-8 tỷ USD.
Chứng khoán SSI dự phóng việc FTSE Russell thực hiện nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam lên thị trường mới nổi có thể diễn ra sớm nhất vào tháng 9/2024 (kịch bản tích cực) hoặc tháng 3/2025 (kịch bản cơ sở) và sẽ có hiệu lực vào 6 tháng sau đó. SSI cho biết Việt Nam sẽ có thể ngay lập tức thu hút được khoảng 1,7 – 2,5 tỷ USD khi quyết định nâng hạng có hiệu lực.
Trong khi đó, Chứng khoán BSC (BSC Research) kỳ vọng dòng vốn đầu tư nước ngoài thông qua các quỹ mở, quỹ ETF – tham chiếu theo các bộ chỉ số của MSCI và FTSE được kỳ vọng sẽ “đổ bộ” vào TTCK Việt Nam với quy mô lớn.
Theo ước tính của BSC Research, trong trường hợp nếu MSCI và FTSE nâng hạng Việt Nam lên TTCK mới nổi sẽ có khoảng 3,5-4 tỷ USD mua mới các cổ phiếu Việt Nam. Ước tính dựa trên giả định tỷ trọng các cổ phiếu Việt Nam được mua mới ở mức bình quân khoảng 0,7% – tương đương với tỷ trọng của các cổ phiếu TTCK Philippines (được FTSE xếp hạng TTCK mới nổi sơ cấp) trong các danh mục đầu tư các quỹ hiện tại.
Do Việt Nam hiện vẫn chưa có trong danh sách theo dõi nâng hạng của MSCI và đã trong danh sách theo dõi của FTSE nên trong tương lai gần TTCK Việt Nam sẽ được FTSE chính thức nâng hạng lên TTCK mới nổi sơ cấp. Khi FTSE Russell chính thức nâng hạng, dự kiến thị trường sẽ đón nhận khoảng 1,3-1,5 tỷ USD từ các Quỹ đầu tư mở/ETF tham chiếu theo bộ chỉ tiêu của FTSE, trong đó các quỹ ETF sẽ dự kiến mua tối thiểu khoảng 700-800 triệu USD (tương đương với quy mô TTCK Philippines hiện tại).
BSC cho rằng trong thời gian tới một số mốc thời gian và sự kiện đáng chú ý cần theo dõi về khả năng nâng hạng của TTCK Việt Nam nhà đầu tư cần lưu ý như: (1) Báo cáo đánh giá phân loại thị trường định kỳ hàng nămcủa các tổ chức xếp hạng thị trường – đặc biệt là nhận xét của FTSE, (2) Tiến độ thực tế triển khai hệthống KRX, (3) Hành động của cơ quan quản lý trong việc giải quyết các vấn đề còn vướng mắc – trướctiên là tiêu chí “pre-funding”, (4) Diễn biến của khối ngoại, ETF trên thị trường – trong đó động thái muaròng mạnh mẽ các cổ phiếu đáp ứng các tiêu chí của NĐTNN là một yếu tố cần quan sát kỹ lưỡng, (5) Quan điểm của các Bộ và cơ quan ngang Bộ có liên quan đến việc phối hợp thúc đẩy tiến trình nâng hạngthị trường.
Một loạt cổ phiếu cần lưu ý nếu TTCK Việt Nam được nâng hạng
Chứng khoán BSC cũng đưa ra đánh giá, ngoài các cổ phiếu vốn hóa lớn thuộc rổ chỉ số VN30-Index do HoSE ban hành, các cổ phiếu khác đáp ứng được tiêu chí thanh khoản, vốn hóa, tỷ lệ sở hữu nước ngoài cũng cần được lưu ý trong trường hợp TTCK Việt Nam được các tổ chức nâng hạng.
BSC Research thực hiện tổng hợp 20 cổ phiếu có tỷ trọng lớn nhất thuộc các ETF ngoại đang nắm giữ cổ phiếu Việt Nam, theo đó có tổng cộng 31 cổ phiếu thuộc 06 ETF ngoại cần chú ý, trong đó có 15/30 cổ phiếu VN30-Index gồm: HPG, VHM, VNM, VIC, MSN, SSI, VCB, VRE, VJC, SHB, POW, BID, STB, SAB, BVH.
Đối với những cổ phiếu hết “room-ngoại” các NĐTNN có thể sở hữu gián tiếp thông qua việc đầu tư CCQ ETF VN-Diamond hoặc sản phẩm NVDR trong tương lai.
Chứng khoán Mirae Asset cũng đưa ra dự báo các mã cổ phiếu sẽ được hưởng lợi nếu được FTSE Russell nâng hạng thành công. Trong đó, nhiều mã cổ phiếu bất động sản được dự báo tích cực như VIC, VHM, VRE, KBC, DIG, DXG. Nhóm chứng khoán có nhiều đại diện dự báo góp mặt như SSI, VND, VCI, VIX,... Ngoài ra, một số mã trong ngân hàng, thực phẩm, điện, thép, dầu khí,… cũng được dự báo có hiệu ứng tích cực sau khi chứng khoán được nâng hạng.