‘Gốc rễ để giảm lãi suất không nằm ở các biện pháp hành chính mà là vấn đề thanh khoản’

'Gốc rễ để giảm lãi suất không nằm ở các biện pháp hành chính mà là vấn đề thanh khoản'

Theo ông Nguyễn Đức Vinh – Tổng Giám đốc VPBank, để giảm lãi suất, Thủ tướng, Thống đốc và hiệp hội ban hành rất nhiều các văn bản kêu gọi, vận động; áp dụng các biện pháp hành chính cũng đã giảm được rất nhiều nhưng gốc rễ của lãi suất không nằm ở thủ tục hành chính mà nằm ở thị trường.

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến sơ kết hoạt động ngành ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, ông Nguyễn Đức Vinh – Tổng giám đốc VPBank cho rằng, thời gian qua, có thể thấy nỗ lực của Chính phủ và sự vào cuộc quyết liệt của các ngành, các cấp nhằm thúc đẩy, tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế.

Trong 6 tháng đầu năm, thông qua các hội nghị có thể thấy sự nỗ lực điều hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là rất lớn từ chính sách tiền tệ cho đến chính sách hỗ trợ, thúc đẩy theo chủ trương của Chính phủ.

“Có thể nói những gì NHNN làm được trong thời gian này là quá nhiều, trong đó duy trì chính sách tiền tệ ổn định, tỷ giá ổn định, đặc biệt là giảm được lãi suất điều hành thời gian qua. Đây là một nỗ lực, cố gắng rất lớn để hỗ trợ thị trường, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp giảm khó khăn”, ông Vinh nhấn mạnh.

Theo TGĐ VPBank, các Thông tư 02, Thông tư 03, Nghị định liên quan đến trái phiếu, gần đây nhất là các quy định về việc nới lỏng hạn mức tín dụng cho các ngân hàng lên tới 14-15%,… đã gỡ khó cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp, ngân hàng. Điều này giúp chúng ta hi vọng sẽ có những chuyển biến tích cực của nền kinh tế trong thời gian tới.

“Tôi mong rằng các chính sách thúc đẩy sẽ tạo ra những thay đổi dần trong quý III và quý IV. Đây là điều kiện quan trọng nhất trong điều hành vĩ mô cho phép chúng ta hướng đến sự tăng trưởng”, ông Vinh nhận định.

Tổng Giám đốc VPBank cho biết, hưởng ứng các chỉ đạo của NHNN, nếu so sánh với đỉnh cao của thanh khoản vào cuối năm ngoài và đầu năm nay với lãi suất huy động lên tới 10% thì đến nay đã giảm. Ngân hàng cũng chấp nhận giảm lợi nhuận của mình, có những nhà băng lớn như BIDV,… qua việc giảm lãi suất đã giảm lợi nhuận hơn 2000 tỷ, bản thân VPBank đã giảm hơn 1000 tỷ, mức giảm từ 2-3%.

Bên cạnh đó, VPBank cùng các ngân hàng khác cũng đang tiếp tục triển khai các điều kiện để tăng thêm mức tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp, nền kinh tế nói chung.

Theo TGĐ VPBank, nếu như trước đây chỉ tập trung các chủ trương hỗ trợ nền kinh tế, doanh nghiệp trong khi doanh nghiệp lại không có đầu ra thì đến nay đã có chủ trương kích cầu, kích thích tiêu dùng: “Hai động lực của chúng ta về đầu tư và xuất khẩu đều khó khăn, rất may trong 6 tháng đầu năm chúng ta đã phục hồi trong đầu tư công. Điều này sẽ tạo ra những cơ hội cho tăng trưởng, đưa được nguồn vốn lớn cũng ứng ra nền kinh tế nhưng chúng tôi đó là không đủ. Bởi vậy, tôi cho rằng, tiêu dùng và tiêu dùng nội địa sẽ là yếu tố quan trọng nhất”.

Ông Vinh cũng nhấn mạnh, có những vướng mắc bản thân ngành Ngân hàng không thể tự giải quyết được và rất cần sự chung tay của nhiều bộ, ngành.

“Thứ nhất khi kinh tế khó khăn, sức khỏe doanh nghiệp giảm sút dẫn đến không đáp ứng được các yêu cầu cấp tín dụng. Vậy chúng ta có hỗ trợ không? Thực tế hỗ trợ doanh nghiệp khỏe, người ta cũng cần nhưng không cần lắm. Trong khi toàn nền kinh tế có đến 70-80% (doanh nghiệp – PV) không đáp ứng được yêu cầu, mấy trăm nghìn công nhân thất nghiệp có hỗ trợ không?”, TGĐ VPBank đặt câu hỏi.

Đại diện VPBank cho rằng, bài toán này cần đặt vấn đề ngược lại với các cơ quan nhà nước về chính sách. Hãy để các ngân hàng được cân đối những rủi ro trong phạm vi cho phép, khi khách hàng đang gặp khó khăn, không thể đáp ứng đầy đủ 100% điều kiện thì ngân hàng có thể chấp nhận nếu nhìn thấy tiềm năng trong tương lai.

Thứ hai, để giảm lãi suất, Thủ tướng, Thống đốc, hiệp hội ban hành rất nhiều các văn bản kêu gọi, vận động; áp dụng các biện pháp hành chính cũng đã giảm được rất nhiều nhưng gốc rễ của lãi suất không nằm ở thủ tục hành chính mà nằm ở thị trường.

“Đó là vấn đề thanh khoản, nếu chúng ta không giữ môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, một chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ cùng các chính sách khác ổn định… thì sẽ rất khó”, ông Vinh đánh giá.

Thứ ba, đối với hỗ trợ tài chính tiêu dùng, nhu cầu của người dân là có nên cần chính sách để triển khai hết các hình thái cho vay tiêu dùng để giải quyết việc suy giảm tiêu dùng của người dân trong thời gian qua.

Thứ tư, ông Vinh cho rằng cần có chính sách bảo vệ nhà đầu tư, quyền và lợi ích của ngân hàng, nhà đầu tư ở khắp mọi nơi nhưng khi thực hiện lại gặp khó khăn; bảo vệ tổ chức, cá nhân trong mối quan hệ về đầu tư, củng cố hoạt động lành mạnh của ngân hàng.

“Theo tôi người cho vay đang chịu nhiều rủi ro nhất, cơ quan quản lý có những quy định về quyền đòi nợ, quyền xử lý nợ. Ngân hàng có quyền đòi nợ, người đi vay phải có trách nhiệm trả nợ”, TGĐ VPBank nêu quan điểm.

Bài viết liên quan

12/09/2024 4 ngân hàng trả lãi tiết kiệm trên 7%/năm trong tháng 9

Để được hưởng mức lãi suất tiết kiệm trên 7%/năm, các ngân hàng yêu cầu khoản tiền gửi ít nhất từ 200 tỷ đồng. Theo khảo sát trên thị trường, hiện có 4 ngân hàng duy trì mức lãi suất tiết kiệm trên 7%/năm. Cụ thể, ngân hàng Dong A Bank niêm yết lãi suất tiền gửi […]

Xem thêm
27/08/2024 NHNN dừng hút tiền qua tín phiếu, chuyển sang trạng thái bơm ròng thanh khoản cho hệ thống ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước liên tục thực hiện các động thái mang tính nới lỏng trong bối cảnh tỷ giá giảm mạnh trong những ngày gần đây. Ngân hàng Nhà nước liên tục thực hiện các động thái mang tính nới lỏng trong bối cảnh tỷ giá giảm mạnh trong những ngày gần đây. Ảnh […]

Xem thêm
19/08/2024 Hơn 30 năm, giá bất động sản tăng 400 lần, vàng tăng 40 lần, TS. Lê Xuân Nghĩa dự báo: “Tốc độ tăng của vàng sẽ rất cao nhưng vẫn không bằng BĐS”

Trước câu hỏi kênh đầu tư nào sẽ mang lại biên độ lợi nhuận tốt trong thời gian tới, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế nhận định, giá vàng sẽ còn tiếp tục tăng nhưng sẽ không bằng bất động sản. Lý giải cho dự báo này, TS. Lê Xuân Nghĩa cho hay, giá […]

Xem thêm
16/08/2024 Một ngân hàng chuẩn bị chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức 20%

Theo kế hoạch, ngân hàng sẽ phát hành gần 411 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông. Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB – Mã: OCB) vừa thông báo 30/8 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông hưởng quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20% […]

Xem thêm
31/07/2024 Bộ Công an bổ nhiệm Trung tướng Phạm Thế Tùng giữ chức Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra

Sáng 30/7, tại Hà Nội, Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì Hội nghị giao ban đánh giá tình hình, kết quả công tác tháng 7/2024, triển khai các nhiệm vụ trọng tâm công tác bảo đảm […]

Xem thêm
22/07/2024 Ngân hàng bắt đầu công bố lợi nhuận quý 2, nhà băng nào sẽ dẫn đầu đà tăng trưởng?

Tính đến hiện tại đã có ba ngân hàng công bố kết quả kinh doanh quý 2 với LPBank tạm thời dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận. Cùng với LPBank, một số ngân hàng cũng được dự báo lợi nhuận tăng trưởng ở mức cao như VPBank, HDBank, Techcombank. Ngân hàng TMCP […]

Xem thêm