Đồng loạt quay đầu giảm sâu sau nhịp tăng kéo dài, cổ phiếu chứng khoán còn hấp dẫn?

Đồng loạt quay đầu giảm sâu sau nhịp tăng kéo dài, cổ phiếu chứng khoán còn hấp dẫn?

Giảm sâu sau khi đã tăng một đoạn dài chưa phải “thảm hoạ” đối với nhóm chứng khoán. Tuy nhiên, những động lực thúc đẩy đà đi lên thời gian qua đang có dấu hiệu phai nhạt dần là điều đáng lưu ý.

Thị trường chứng khoán khép lại tuần giao dịch đầy sóng gió bằng một phiên “rút chân” nhẹ. Nhà đầu tư có thể tạm thở phào khi mức giảm của VN-Index đã được thu hẹp đáng kể so với mức thấp nhất phiên. Dù vậy, một số nhóm ngành vẫn chịu áp lực bán rất mạnh, điển hình như các cổ phiếu chứng khoán. Đa phần các cổ phiếu đều giảm hết biên độ hoặc sát sàn, thậm chí “trắng bên mua”.

Sau 2 phiên giảm mạnh liên tiếp, hầu hết các cổ phiếu như SSI, VND, HCM, VCI, MBS, SHS, AGR, BSI, CTS,… đều đã “bốc hơi” 10-13% thị giá. Cú đảo chiều chóng vánh trên nhóm chứng khoán diễn ra sau khi hàng loạt cổ phiếu đã tăng rất mạnh trong thời gian dài, nhiều cái tên đã trở lại vùng giá cao nhất trong hàng chục tháng, thậm chí gần đỉnh lịch sử.

Đồng loạt quay đầu giảm sâu sau nhịp tăng kéo dài, cổ phiếu chứng khoán còn hấp dẫn? - Ảnh 1.

Thực tế, dù điều chỉnh sâu trong 2 phiên vừa qua nhưng đa phần các cổ phiếu nhóm chứng khoán vẫn ghi nhận mức tăng từ hàng chục % đến bằng lần so với thời điểm đầu năm. Do đó, áp lực chốt lời mạnh là khó tránh khỏi, đặc biệt trong bối cảnh thị trường chung cũng biến động không thuận lợi.

Thêm nữa, đà tăng mạnh trước đó cũng đã đẩy định giá nhóm cổ phiếu chứng khoán không còn thực sự hấp dẫn. P/B của ngành hiện ở mức 1,7 lần tương đương so với mức trung bình trong 3 năm. Nhiều cổ phiếu vốn hoá lớn như SSI, VND, HCM, VCI,… có mức P/B trên 2 lần. Con số này cao hơn nhiều so với đầu năm – thời điểm hầu hết các cổ phiếu nhóm này có P/B vào khoảng 1-1,5 lần. Định giá không còn rẻ là một yếu tố khiến dòng tiền bắt đáy dè dặt hơn trong các nhịp điều chỉnh.

Đồng loạt quay đầu giảm sâu sau nhịp tăng kéo dài, cổ phiếu chứng khoán còn hấp dẫn? - Ảnh 2.

Giảm sâu 2 phiên liên tiếp sau khi đã tăng một đoạn dài chưa phải “thảm hoạ” đối với nhóm chứng khoán. Tuy nhiên, những động lực thúc đẩy các cổ phiếu chứng khoán đi lên thời gian qua đang có dấu hiệu phai nhạt dần là điều đáng lưu ý.

Động lực từ tiền rẻ có dấu hiệu phai nhạt

Thời gian gần đây, nhóm cổ phiếu chứng khoán được hưởng lợi rất lớn từ sự hồi phục mạnh mẽ về mặt thanh khoản của thị trường. Từ vùng đáy dưới 10.000 tỷ/phiên giai đoạn tháng 3-4, giá trị khớp lệnh bình quân phiên trên HoSE đã liên tục tăng mạnh lên trên 20.000 tỷ/phiên vào tháng 8 vừa qua.

Tuy nhiên, xu hướng này đang có dấu hiệu chững lại kể từ đầu tháng 9. Các phiên giao dịch thanh khoản cao bắt đầu thưa dần. Dòng tiền mạnh thường chỉ xuất hiện vào những thời điểm thị trường giảm sâu và tỏ ra dè dặt tại các vùng giá cao. Điều này khiến cho thị trường rơi vào trạng thái “sideway down” và nhóm chứng khoán với đặc thù có độ nhạy cao cũng gặp khó.

Đồng loạt quay đầu giảm sâu sau nhịp tăng kéo dài, cổ phiếu chứng khoán còn hấp dẫn? - Ảnh 3.

Về cơ bản, thanh khoản tăng thời gian qua có đóng góp không nhỏ đến từ lớp nhà đầu tư mới tham gia thị trường thời gian gần đây. Trong tháng 8, nhà đầu tư trong nước đã mở mới gần 190.000 tài khoản chứng khoán, cao nhất trong vòng 13 tháng. Đây là tháng thứ 4 liên tiếp số lượng tài khoản mở mới có sự tăng trưởng so với tháng liền trước.

Điều này một phần xuất phát từ xu hướng giảm của lãi suất thời gian qua sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tiếp có động thái nới lỏng chính sách tiền tệ. Lãi suất tiết kiệm giảm xuống mức thấp khiến một phần tiền nhàn dỗi chuyển từ kênh tiền gửi sang chứng khoán. Lãi suất cho vay dù giảm chậm hơn nhưng cũng góp phần giảm bớt gánh nặng lãi vay đối với doanh nghiệp đồng thời tạo ra dư địa để các CTCK giảm lãi suất margin, kích thích nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy.

Tuy nhiên, dư địa để tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ có thể không lớn và NHNN nhiều khả năng sẽ điều chỉnh chính sách tiền tệ cân bằng hơn đôi chút. Mới nhất, trong 2 phiên giao dịch 21/9 và 22/9, NHNN đã hút ròng gần 20.000 tỷ ra khỏi hệ thống ngân hàng thông qua kênh tín phiếu.

Việc NHNN mở lại kênh hút tiền qua tín phiếu sau hơn 6 tháng tạm ngưng sẽ giúp giảm bớt sự dư thừa thanh khoản hệ thống và có chiều hướng làm tăng lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Điều này sẽ tác động tích cực đến tỷ giá – vốn đang chịu áp lực lớn do sự trái ngược chính sách tiền tệ giữa Mỹ và Việt Nam.

Hiệu ứng KRX chưa rõ ràng

Trong qua trình đi lên vừa qua, nhóm cổ phiếu chứng khoán nhận được không ít thông tin hỗ trợ tích cực trong đó đáng chú ý nhất là tiến độ triển khai dự án công nghệ thông tin KRX. Tại cuộc họp chiều ngày 21/8, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho biết dự án sẽ chuẩn bị “go-live” vào ngày 11/12/2023 và sau đó sẽ chính thức vận hành vào cuối năm 2023.

Hệ thống KRX một khi đi vào hoạt động được kỳ vọng sẽ mang đến các sản phẩm, giải pháp giao dịch và thanh toán mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam như giao dịch trong ngày (T+0), bán khống (short selling), rút ngắn thời gian thanh toán, hợp đồng quyền chọn (option contract)…. Đây là tiền đề cho việc tiến tới nâng hạng thị trường chứng khoán, cũng như thu hút các nhà đầu tư chứng khoán trong và ngoài nước tham gia.

Theo VNDirect, hệ thống KRX sẽ giúp thị trường chứng khoán Việt Nam nâng cao năng lực về thanh khoản, đồng thời giảm thời gian thanh toán từ T+2,5 như hiện nay, từ đó có thể thúc đẩy tỷ lệ quay vòng vốn. Cùng với đó, hệ thống mới cũng sẽ giúp giải quyết các vấn đề cần thiết để được nâng cấp lên thị trường mới nổi.

Tuy nhiên, kỳ vọng vào hệ thống KRX cũng đã phần nào được phản ánh vào giá cổ phiếu chứng khoán trong thời gian qua. Và nếu cân nhắc kỹ, việc đưa vào hoạt động hệ thống mới sẽ mang nhiều ý nghĩa hơn trong dài hạn thay vì những tác động rõ rệt trong ngắn hạn. Nâng cao năng lực về thanh khoản thực tế không đồng nghĩa với việc thị trường sẽ hút tiền tốt hơn, nhất là khi các nền tảng cơ bản đang không thật sự vững vàng.

Tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trong ngắn hạn là một dấu hỏi lớn trước những cơn gió ngược đến từ lãi suất, tỷ giá hay sự bất ổn bên ngoài,… Tiền đổ vào kênh chứng khoán chủ yếu do nền kinh tế chưa thể hấp thụ được dòng vốn ứ đọng. Dòng tiền này có tính đầu cơ cao, đến nhanh và rút đi cũng nhanh.

Thực trạng trên khiến cho thị trường nói chung và nhóm cổ phiếu chứng khoán nói riêng mang nặng tính chu kỳ. Việc thiếu hụt dòng tiền đầu tư dài hạn khiến thị trường chứng khoán khó đi lên bền vững và điều này không dễ để thay đổi trong “một sớm, một chiều”.

Bài viết liên quan

21/11/2024 Vinhomes trước ngày cuối cùng làm nên lịch sử, hơn 211 triệu cổ phiếu quỹ đã về tay

Vinhomes chắc chắn sẽ không thể mua đủ số lượng đăng ký nhưng đây vẫn sẽ là thương vụ mua cổ phiếu quỹ có quy mô lớn nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam. Ngày 21/11 là ngày cuối cùng trong chiến dịch mua cổ phiếu quỹ của Vinhomes. Như vậy, sẽ chỉ còn duy […]

Xem thêm
19/11/2024 Kỷ lục buồn của chứng khoán Việt Nam: Khối ngoại bán ròng 85.000 tỷ trên HoSE từ đầu năm

Trong ngắn hạn, áp lực tỷ giá là yếu tố ảnh hưởng lớn đến dòng vốn ngoại. Về dài hạn, việc thiếu hàng hoá mới chất lượng là nguyên nhân chính khiến khối ngoại không mặn mà với chứng khoán Việt Nam. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua giai đoạn chịu áp […]

Xem thêm
18/11/2024 Thanh tra Bộ Tài chính: 7 khoản đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng của Vicem tiềm ẩn rủi ro mất vốn

Ngày 5/11, Thanh tra Bộ Tài chính đã công bố kết luận thanh tra tại Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem). Theo kết luận thanh tra, đầu tư tài chính dài hạn của Công ty mẹ – Tổng công ty tại thời điểm 31/12/2023 là 13.973 tỷ đồng vào 31 công ty (bao gồm […]

Xem thêm
15/11/2024 Ngày này 2 năm trước, VN-Index xuống đáy 900 điểm

Không ít chứng sỹ kỳ vọng VN-Index sẽ tạo đáy thành công trong phiên 15/11 như 2 năm trước nhưng thực tế bối cảnh thị trường đã khác rất nhiều. Đúng ngày này (15/11) 2 năm trước, VN-Index có phiên giảm mạnh hơn 29 điểm (-3,1%) xuống 911,9 điểm. Từ vùng đáy này, chứng khoán […]

Xem thêm
15/11/2024 VN-Index liên tục sụt giảm với thanh khoản mất hút, nhịp điều chỉnh bao giờ mới kết thúc?

Nếu thanh khoản vẫn không cải thiện, khối ngoại bán ròng mạnh tay, các nhịp hồi của thị trường nhiều khả năng là Bull-trap. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua khoảng thời gian giao dịch khó khăn về cả điểm số lẫn thanh khoản. Các phiên tăng, giảm dù đan xen song […]

Xem thêm
14/11/2024 Ông Phạm Nhật Vượng gửi tâm thư tại “thời khắc lịch sử của ngành công nghiệp ô tô nội địa”, chi thêm 200 tỷ thưởng Tết cho 140.000 người Vingroup

Ông Vượng tin rằng tất cả những người dân Việt Nam yêu nước, yêu đồng bào sẽ ủng hộ VinFast. Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Vingroup vừa gửi tâm thư đến cán bộ nhân viên của tập đoàn nhân dịp VinFast chính thức trở thành hãng xe bán chạy số 1 thị trường Việt Nam với hơn […]

Xem thêm