Cú nhấn ga của “gã khổng lồ” ngành dịch vụ chuyển phát: Cổ phiếu phi mạnh vùng đỉnh lịch sử, vốn hoá tăng hơn 4.400 tỷ sau nửa năm

Cú nhấn ga của "gã khổng lồ” ngành dịch vụ chuyển phát: Cổ phiếu phi mạnh vùng đỉnh lịch sử, vốn hoá tăng hơn 4.400 tỷ sau nửa năm

Tính từ đầu năm 2024, cổ phiếu này tăng 64% về giá trị, đưa giá trị vốn hóa thị trường của doanh nghiệp lên sát ngưỡng 11.400 tỷ đồng.

Thời gian qua ghi nhận sự trỗi dậy đầy mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu “họ Viettel”. Trong đó, cổ phiếu VTP của Tổng CTCP Bưu chính Viettel (Viettel Post) tiếp tục gây ấn tượng mạnh khi bứt tốc tăng kịch trần lên mức 93.400 đồng/cp trong phiên 19/6, nhăm nhe vượt đỉnh lịch sử 94.100 đồng/cp vừa thiết lập hồi giữa tháng 3/2024.

Thậm chí dù ở mức giá trần nhưng cổ phiếu này vẫn “cháy hàng”, dư mua vẫn còn gần 68.000 đơn vị tính đến cuối ngày. Cùng với đó, giao dịch tại VTP tương đối sôi động với khối lượng khớp lệnh gần 3,7 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch tương ứng hơn 330 tỷ đồng. Đây là mức thanh khoản cao thứ 2 của VTP kể từ khi cổ phiếu này lên sàn chứng khoán.

Xét trong khoảng 2 tháng trở lại đây, thị giá VTP đã bứt tốc 37% để tiến về vùng đỉnh cũ. Còn nếu nhìn rộng ra từ đầu năm 2024, cổ phiếu “họ” Viettel này tăng 64% về giá trị, đưa giá trị vốn hóa thị trường của “gã khổng lồ” ngành dịch vụ chuyển phát lên sát ngưỡng 11.400 tỷ đồng.

nlfkw.png

Viettel Post có vốn điều lệ gần 1.218 tỷ đồng, là thành viên của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel). Hệ sinh thái logistics của Viettel Post dựa trên nền tảng hạ tầng hiện đại, công nghệ cao, cung cấp đầy đủ dịch vụ như: chuyển phát, supply chain (kho, vận tải vận chuyển, forwarding…), thương mại điện tử xuyên biên giới…

Viettel Post đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn UPCoM từ ngày 23/11/2018 với mức định giá khi đó chỉ gần 3.000 tỷ đồng. Sau hơn 5 năm, VTP chính thức niêm yết trên HoSE trong phiên 12/3.2024 với giá tham chiếu 65.400 đồng/cp.

Về tình hình kinh doanh, bước sang năm 2024, Viettel Post đặt mục tiêu doanh thu 13.847 tỷ đồng, giảm 29% so với mức thực hiện của 2023 nhưng lợi nhuận sau thuế dự kiến tăng nhẹ lên 384 tỷ đồng. Doanh nghiệp đặt mục tiêu trong 5 năm tới, doanh số tăng gấp 10 lần so với năm 2023, tương đương với mức tăng trưởng 60-65% mỗi năm cho cả hoạt động cốt lõi và lĩnh vực mới.

Ban Lãnh đạo Viettel Post đặt mục tiêu trong 5 năm tới, doanh số tăng gấp 10 lần so với năm 2023, tương đương với mức tăng trưởng 60-65% mỗi năm cho cả hoạt động cốt lõi và lĩnh vực mới. Việc tiên phong về công nghệ logistics tại Việt Nam tạo cho Viettel Post lợi thế cạnh tranh tốt hơn. Điều này tạo thuận lợi cho Viettel Post để thực hiện bước tiếp theo là “Go Global” để mở rộng xây dựng hạ tầng logistics xuyên biên giới, đưa Việt Nam trở thành trung tâm logistics của khu vực và thế giới.

Sau quý đầu năm, Viettel Post ghi nhận doanh thu gần 4.700 tỷ, trong đó doanh thu chuyển phát đạt 1.853,2 tỷ đồng, tăng trưởng 54% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu từ mảng logistics đạt 222,8 tỷ đồng, tăng trưởng 32% so với quý 1/2023. Kết quả, lợi nhuận sau thuế quý 1 đạt 58 tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ và hoàn thành 16% mục tiêu lãi cả năm.

photo-1718816029373

Tiềm năng dài hạn nhờ vị thế dẫn đầu ở mảng logistics

Theo báo cáo phân tích mới đây, Chứng khoán Shinhan Việt Nam nhận định độ phủ dịch vụ của VTP đạt 0.12 km/điểm dịch vụ, cao hơn mức trung bình ngành là 2.9 km/điểm dịch vụ. Điều này mang đến lợi thế về phạm vi hoạt động và ưu thế trên thị trường giao hàng liên tỉnh.

Theo Shinhan Securities, Viettel Post đang đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng và mạng lưới công nghệ, bao gồm các kho thông minh, mạng lưới điều hành (NOC) và tự động hóa quy trình. Viettel Post còn là công ty logistic đầu tiên tại Việt Nam triển khai công nghệ robot AGV, nhờ đó nâng mức độ tự động hóa trong khâu chia chọn hàng. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng và công nghệ là chìa khóa cho sự phát triển bền vững

Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh fulfillment (dịch vụ hoàn tất đơn hàng, bao gồm các nghiệp vụ từ lúc hàng hóa nhập kho đến khi khách hàng nhận được hàng) và mở rộng supply chain là đòn bẩy tăng trưởng cho doanh nghiệp chuyển phát này. Trong đó, công nghệ và kho bãi lớn lại chính là thế mạnh của VTP.

Đặc biệt, thị trường TMĐT Việt Nam được định giá ở mức 15 tỷ USD và kỳ vọng sẽ đạt mức tăng trưởng CAGR 28%/năm, tới năm 2025 quy mô ước đạt 52 tỷ USD. Nền tảng TMĐT đang bùng nổ sẽ đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển tương lai của Viettel Post.

Screen Shot 2024-06-20 at 00.01.51.png
Cú nhấn ga của

Dự phóng KQKD Viettel Post của Shinhan Securities

Chứng khoán An Bình (ABS Research) cũng kỳ vọng kết quả kinh doanh năm 2024 của VTP tiếp tục giữ vững được đà tăng trưởng của các năm trước, với động lực chính là đẩy mạnh kinh doanh tại thị trường trong nước và quốc tế trong mảng kinh doanh lõi (hệ thống kho mở rộng, phát triển hạ tầng nhằm nâng cao năng lực vận tải, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ AI, tham gia lĩnh vực giao hàng tại khu vực quốc tế như Myanmar, Campuchia và hợp tác với các đối tác khác tại Úc, Trung Quốc,….).

Về dài hạn, ABS Research tin tưởng vào tiềm năng dài hạn nhờ vào vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam và dần hội nhập vào thị trường quốc tế. Trong giai đoạn 2024 – 2025, công ty dự kiến sẽ chi khoảng 3.000 tỷ đồng để mở rộng hạ tầng kho bãi, đầu tư hệ thống chia chọn. Dự kiến trong tương lai, Viettel Post sẽ mở thêm công ty chuyển phát tại Lào và văn phòng đại diện tại Thái Lan, Trung Quốc… Mặc dù 95% doanh thu đến từ thị trường trong nước tuy nhiên ABS cho rằng thị trường nước ngoài là những nguồn tăng trưởng mới và lớn trong giai đoạn 2025-2030.

Bài viết liên quan

21/11/2024 Vinhomes trước ngày cuối cùng làm nên lịch sử, hơn 211 triệu cổ phiếu quỹ đã về tay

Vinhomes chắc chắn sẽ không thể mua đủ số lượng đăng ký nhưng đây vẫn sẽ là thương vụ mua cổ phiếu quỹ có quy mô lớn nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam. Ngày 21/11 là ngày cuối cùng trong chiến dịch mua cổ phiếu quỹ của Vinhomes. Như vậy, sẽ chỉ còn duy […]

Xem thêm
19/11/2024 Kỷ lục buồn của chứng khoán Việt Nam: Khối ngoại bán ròng 85.000 tỷ trên HoSE từ đầu năm

Trong ngắn hạn, áp lực tỷ giá là yếu tố ảnh hưởng lớn đến dòng vốn ngoại. Về dài hạn, việc thiếu hàng hoá mới chất lượng là nguyên nhân chính khiến khối ngoại không mặn mà với chứng khoán Việt Nam. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua giai đoạn chịu áp […]

Xem thêm
18/11/2024 Thanh tra Bộ Tài chính: 7 khoản đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng của Vicem tiềm ẩn rủi ro mất vốn

Ngày 5/11, Thanh tra Bộ Tài chính đã công bố kết luận thanh tra tại Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem). Theo kết luận thanh tra, đầu tư tài chính dài hạn của Công ty mẹ – Tổng công ty tại thời điểm 31/12/2023 là 13.973 tỷ đồng vào 31 công ty (bao gồm […]

Xem thêm
15/11/2024 Ngày này 2 năm trước, VN-Index xuống đáy 900 điểm

Không ít chứng sỹ kỳ vọng VN-Index sẽ tạo đáy thành công trong phiên 15/11 như 2 năm trước nhưng thực tế bối cảnh thị trường đã khác rất nhiều. Đúng ngày này (15/11) 2 năm trước, VN-Index có phiên giảm mạnh hơn 29 điểm (-3,1%) xuống 911,9 điểm. Từ vùng đáy này, chứng khoán […]

Xem thêm
15/11/2024 VN-Index liên tục sụt giảm với thanh khoản mất hút, nhịp điều chỉnh bao giờ mới kết thúc?

Nếu thanh khoản vẫn không cải thiện, khối ngoại bán ròng mạnh tay, các nhịp hồi của thị trường nhiều khả năng là Bull-trap. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua khoảng thời gian giao dịch khó khăn về cả điểm số lẫn thanh khoản. Các phiên tăng, giảm dù đan xen song […]

Xem thêm