Cổ phiếu VinFast có thời điểm chạm mốc 45 USD trong phiên 23/8, vốn hóa gấp rưỡi tổng giá trị toàn bộ doanh nghiệp trên HNX và UPCoM cộng lại

Cổ phiếu VinFast có thời điểm chạm mốc 45 USD trong phiên 23/8, vốn hóa gấp rưỡi tổng giá trị toàn bộ doanh nghiệp trên HNX và UPCoM cộng lại

Không chỉ vậy, vốn hóa VinFast thậm chí còn nhỉnh hơn giá trị Top 10 vốn hóa sàn HoSE.

Phiên giao dịch ngày 23/8 tại Mỹ, cổ phiếu VFS của VinFast mở cửa giảm gần 12%, tuy nhiên đà tăng nhanh chóng trở lại và thị giá VFS có thời điểm đã chạm ngưỡng 45 USD/cp, tương ứng tăng 17%. Tính đến 23h30p, VFS đang quanh mốc 37 USD/cổ phiếu.

Giao dịch trên cổ phiếu này tiếp tục sôi động với khối lượng khớp lệnh hơn 6,6 triệu cổ phiếu, lớn hơn cả số lượng cổ phiếu trôi nổi tự do của VFS. Điều này thể hiện việc nhà đầu tư đang quay vòng cổ phiếu nhanh.

Cổ phiếu VinFast có thời điểm chạm mốc 45 USD trong phên 23/8, vốn hóa gấp rưỡi tổng giá trị toàn bộ doanh nghiệp trên HNX và UPCoM cộng lại - Ảnh 1.

Với hơn 2,3 tỷ cổ phiếu lưu hành, giá trị vốn hóa của VinFast khoảng 85 tỷ USD, thậm chí  tại thời điểm trong phiên khi thị giá trên ngưỡng 44 USD/cp thì giá trị vốn hóa đã lên tới 101 tỷ USD. Đây là con số vô cùng lớn, trong hơn 23 năm phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng chưa từng có cái tên nào chạm đến mức mức vốn hóa trên ngay cả trong giai đoạn thăng hoa nhất.

Để dễ hình dung, vốn hóa của VinFast hiện còn gấp rưỡi tổng giá trị vốn hóa của hai sàn chứng khoán Việt Nam là HNX và UPCoM cộng lại. Tại thời điểm cuối phiên 23/8, vốn hoá sàn HNX là hơn 288.000 tỷ đồng trong khi UPCoM là 924.000 tỷ đồng, tổng cộng đạt 1,2 triệu tỷ đồng, tương ứng gần 51 tỷ USD, thấp hơn con số 85 tỷ USD của VinFast.

Cổ phiếu VinFast có thời điểm chạm mốc 45 USD trong phên 23/8, vốn hóa gấp rưỡi tổng giá trị toàn bộ doanh nghiệp trên HNX và UPCoM cộng lại - Ảnh 2.

Không chỉ vậy, vốn hóa VinFast hiện còn nhỉnh hơn giá trị Top 10 vốn hóa sàn HoSE (84 tỷ USD). Cái tên giá trị nhất toàn thị trường là Vietcombank hiện có vốn hóa hơn 17 tỷ USD, tức là chỉ khoảng 1/5 so với nhà sản xuất xe điện đầu tiên của Việt Nam.

Cổ phiếu VinFast có thời điểm chạm mốc 45 USD trong phên 23/8, vốn hóa gấp rưỡi tổng giá trị toàn bộ doanh nghiệp trên HNX và UPCoM cộng lại - Ảnh 3.

Mức vốn hóa khủng cũng đưa VinFast vượt qua các startup “đình đám” một thời như Li Auto, NiO, Rivian,… để trở thành một trong những nhà sản xuất xe điện lớn nhất thế giới. Đồng thời, VinFast cũng vượt mặt hàng loạt tên tuổi lâu đời như Mercedes – Benz, BMW, Volswagen, Ferrari, Honda, Ford,… để lọt top những doanh nghiệp giá trị nhất ngành công nghiệp ô tô.

Mới nhất, nữ CEO VinFast Lê Thị Thu Thủy đã có cuộc trả lời trực tiếp trên sóng  truyền hình CNN,tác động tích cực đến hình ảnh hãng xe điện này. Trong cuộc phỏng vấn, bà Thuỷ lần đầu có chia sẻ chi tiết về công suất sản xuất của các nhà máy, số lượng đơn hàng, cơ hội gọi vốn trong tương lai của VinFast.

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) đã cấp chứng nhận quãng đường di chuyển tối thiêu đạt 330 dặm cho phiên bản Eco (khoảng 531 km) và 291 dặm với phiên bản Plus (hơn 468 km) sau mỗi lần sạc pin cho mẫu xe điện VF 9 của VinFast. Thông số này đã vượt công bố ban đầu của hãng.

“Điều này khẳng định nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng” , bà Lê Thị Thu Thủy cho biết. VF 9 là mẫu SUV điện thuộc phân khúc E – phân khúc cao cấp nhất trong dải xe điện hoàn chỉnh của VinFast.

Với việc chỉ có khoảng 1% cổ phiếu của VinFast trên thị trường, bà Thủy cho biết công ty sẽ tiếp tục nghiên cứu các cơ hội gọi vốn đầu tư theo tình hình giao dịch của thị trường. Số lượng cổ phiếu lớn hơn sẽ được đưa ra thị trường dự kiến trong khoảng 6 tháng đến một năm tới.

Bài viết liên quan

21/11/2024 Vinhomes trước ngày cuối cùng làm nên lịch sử, hơn 211 triệu cổ phiếu quỹ đã về tay

Vinhomes chắc chắn sẽ không thể mua đủ số lượng đăng ký nhưng đây vẫn sẽ là thương vụ mua cổ phiếu quỹ có quy mô lớn nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam. Ngày 21/11 là ngày cuối cùng trong chiến dịch mua cổ phiếu quỹ của Vinhomes. Như vậy, sẽ chỉ còn duy […]

Xem thêm
19/11/2024 Kỷ lục buồn của chứng khoán Việt Nam: Khối ngoại bán ròng 85.000 tỷ trên HoSE từ đầu năm

Trong ngắn hạn, áp lực tỷ giá là yếu tố ảnh hưởng lớn đến dòng vốn ngoại. Về dài hạn, việc thiếu hàng hoá mới chất lượng là nguyên nhân chính khiến khối ngoại không mặn mà với chứng khoán Việt Nam. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua giai đoạn chịu áp […]

Xem thêm
18/11/2024 Thanh tra Bộ Tài chính: 7 khoản đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng của Vicem tiềm ẩn rủi ro mất vốn

Ngày 5/11, Thanh tra Bộ Tài chính đã công bố kết luận thanh tra tại Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem). Theo kết luận thanh tra, đầu tư tài chính dài hạn của Công ty mẹ – Tổng công ty tại thời điểm 31/12/2023 là 13.973 tỷ đồng vào 31 công ty (bao gồm […]

Xem thêm
15/11/2024 Ngày này 2 năm trước, VN-Index xuống đáy 900 điểm

Không ít chứng sỹ kỳ vọng VN-Index sẽ tạo đáy thành công trong phiên 15/11 như 2 năm trước nhưng thực tế bối cảnh thị trường đã khác rất nhiều. Đúng ngày này (15/11) 2 năm trước, VN-Index có phiên giảm mạnh hơn 29 điểm (-3,1%) xuống 911,9 điểm. Từ vùng đáy này, chứng khoán […]

Xem thêm
15/11/2024 VN-Index liên tục sụt giảm với thanh khoản mất hút, nhịp điều chỉnh bao giờ mới kết thúc?

Nếu thanh khoản vẫn không cải thiện, khối ngoại bán ròng mạnh tay, các nhịp hồi của thị trường nhiều khả năng là Bull-trap. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua khoảng thời gian giao dịch khó khăn về cả điểm số lẫn thanh khoản. Các phiên tăng, giảm dù đan xen song […]

Xem thêm
14/11/2024 Ông Phạm Nhật Vượng gửi tâm thư tại “thời khắc lịch sử của ngành công nghiệp ô tô nội địa”, chi thêm 200 tỷ thưởng Tết cho 140.000 người Vingroup

Ông Vượng tin rằng tất cả những người dân Việt Nam yêu nước, yêu đồng bào sẽ ủng hộ VinFast. Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Vingroup vừa gửi tâm thư đến cán bộ nhân viên của tập đoàn nhân dịp VinFast chính thức trở thành hãng xe bán chạy số 1 thị trường Việt Nam với hơn […]

Xem thêm