Cổ phiếu lên đỉnh, một doanh nghiệp hào phóng “bao” ăn nghỉ tại khách sạn cho cổ đông đi họp Đại hội, kế hoạch kinh doanh gây bất ngờ
Với kết quả đạt được, HĐQT Sông Đà Cao Cường đề xuất dùng gần như toàn bộ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (sau khi đã trích quỹ) để chia cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 20% bằng cổ phiếu. Theo đó, doanh nghiệp dự kiến sẽ phát hành thêm 3,7 triệu cổ phiếu để trả cổ tức.
Bên cạnh cổ tức bằng cổ phiếu, HĐQT Sông Đà Cao Cường còn trình cổ đông thông qua phương án phát hành thêm 5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ. Ngoài ra, SCL còn có kế hoạch phát hành 900.000 cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho Người lao động trong Công ty (ESOP).
Nếu thực hiện thành công các phương án phát hành trên, Sông Đà Cao Cường sẽ nâng vốn điều lệ từ 187 tỷ lên 283 tỷ đồng.
Đáng chú ý, HĐQT Sông Đà Cao Cường sẽ trình cổ đông thông qua phương án chuyển cổ phiếu SCL đang giao dịch trên hệ thống giao dịch trên UPCoM sang niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE). Thời điểm dự kiến nộp hồ sơ đăng ký niêm yết là trong năm 2024-2025. ĐHĐCĐ uỷ quyền cho HĐQT và/hoặc chủ tịch HĐQT lựa chọn thời điểm phù hợp để nộp hồ sơ.
Trên thị trường, cổ phiếu SCL đang có nhịp tăng nóng thời gian gần đây. Từ đầu năm 2024, thị giá SCL đã tăng gần gấp đôi lên mức 37.800 đồng/cp, cao nhất kể từ khi lên sàn tháng 9/2010. Vốn hóa thị trường của Sông Đà Cao Cường tương ứng hơn 700 tỷ đồng.
Sông Đà Cao Cường được thành lập ngày 17/4/2007 với ngành nghề sản xuất kinh doanh chính là sản xuất vật liệu xây dựng mới như tro bay, vữa khô trộn sẵn, keo dán gạch đá, keo chít mạch, gạch nhẹ chưng áp AAC; sản xuất thạch cao nhân tạo từ bã thải Gyps của nhà máy sản xuất phân bón DAP – Đình Vũ – Hải Phòng;…
Theo giới thiệu trên website công ty, Sông Đà Cao Cường hiện là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, hướng dẫn vận hành, chạy thử, đào tạo và chuyển giao công nghệ dây chuyền sản xuất tro bay từ tro xỉ phế thải của Nhà máy nhiệt điện Phả Lại, bằng công nghệ tuyển ướt và sấy khô đồng bộ.
Với kết quả đạt được, HĐQT Sông Đà Cao Cường đề xuất dùng gần như toàn bộ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (sau khi đã trích quỹ) để chia cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 20% bằng cổ phiếu. Theo đó, doanh nghiệp dự kiến sẽ phát hành thêm 3,7 triệu cổ phiếu để trả cổ tức.
Bên cạnh cổ tức bằng cổ phiếu, HĐQT Sông Đà Cao Cường còn trình cổ đông thông qua phương án phát hành thêm 5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ. Ngoài ra, SCL còn có kế hoạch phát hành 900.000 cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho Người lao động trong Công ty (ESOP).
Nếu thực hiện thành công các phương án phát hành trên, Sông Đà Cao Cường sẽ nâng vốn điều lệ từ 187 tỷ lên 283 tỷ đồng.
Đáng chú ý, HĐQT Sông Đà Cao Cường sẽ trình cổ đông thông qua phương án chuyển cổ phiếu SCL đang giao dịch trên hệ thống giao dịch trên UPCoM sang niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE). Thời điểm dự kiến nộp hồ sơ đăng ký niêm yết là trong năm 2024-2025. ĐHĐCĐ uỷ quyền cho HĐQT và/hoặc chủ tịch HĐQT lựa chọn thời điểm phù hợp để nộp hồ sơ.
Trên thị trường, cổ phiếu SCL đang có nhịp tăng nóng thời gian gần đây. Từ đầu năm 2024, thị giá SCL đã tăng gần gấp đôi lên mức 37.800 đồng/cp, cao nhất kể từ khi lên sàn tháng 9/2010. Vốn hóa thị trường của Sông Đà Cao Cường tương ứng hơn 700 tỷ đồng.
Sông Đà Cao Cường được thành lập ngày 17/4/2007 với ngành nghề sản xuất kinh doanh chính là sản xuất vật liệu xây dựng mới như tro bay, vữa khô trộn sẵn, keo dán gạch đá, keo chít mạch, gạch nhẹ chưng áp AAC; sản xuất thạch cao nhân tạo từ bã thải Gyps của nhà máy sản xuất phân bón DAP – Đình Vũ – Hải Phòng;…
Theo giới thiệu trên website công ty, Sông Đà Cao Cường hiện là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, hướng dẫn vận hành, chạy thử, đào tạo và chuyển giao công nghệ dây chuyền sản xuất tro bay từ tro xỉ phế thải của Nhà máy nhiệt điện Phả Lại, bằng công nghệ tuyển ướt và sấy khô đồng bộ.