Chi phí dự phòng rủi ro ‘ăn mòn’ lợi nhuận ngân hàng
Khách hàng giao dịch tại Hội sở chính Vietcombank, Hà Nội. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Báo cáo tài chính quý III/2023 cho thấy, chi phí trích lập dự phòng rủi ro của nhiều ngân hàng thương mại tiếp tục tăng mạnh. Đây là một trong những yếu tố kéo lợi nhuận ngân hàng giảm tốc.
Tuy nhiên, tăng dự phòng rủi ro cũng là xu hướng tất yếu giúp tạo bộ đệm vững chắc trước áp lực gia tăng nợ xấu.
Cụ thể, tính đến cuối tháng 9/2023, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) ở mức 3,51%, tăng mạnh so với mức 2,88% hồi đầu năm. Trong đó, dư nợ nhóm 3 và 4 (nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ) đều tăng khoảng gấp đôi sau 9 tháng qua.
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng này vì thế cũng tăng hơn 99% so với cùng kỳ năm nước, đạt gần 1.051 tỷ đồng. Bộ đệm dày thêm đã “ăn mòn” lợi nhuận của ABBank đưa tổng lợi nhuận trước thuế xuống chỉ còn hơn 708 tỷ đồng, giảm 59% so với 9 tháng năm 2022.
Tương tự tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ dù được kiểm soát ở 1,4% tại thời điểm kết thúc quý III/2023, nhưng vẫn là mức cao so với tỷ lệ 0,9% hồi cuối năm 2022.
Techcombank trong kỳ này đã dành ra gần 2.287 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, tăng gần 84% so với cùng kỳ năm 2022. Lợi nhuận ngân hàng do đó giảm 17,8% so với cùng kỳ xuống còn hơn 17.115 tỷ đồng trước thuế.
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) trong 9 tháng qua đã mạnh tay chi gần 2.000 tỷ đồng cho dự phòng rủi ro, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chỉ riêng quý III/2023, TPBank trích lập tới 1.293 tỷ đồng, gấp 4 lần cùng kỳ năm 2022. Lợi nhuận TPBank trước thuế quý III giảm 26,3% so với cùng kỳ, xuống còn hơn 1.575 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, lợi nhuận trước thuế giảm 16,3%, xuống còn 4.959 tỷ đồng.
Sở dĩ TPBank trích lập dự phòng mạnh tay như vậy là bởi nợ xấu của ngân hàng trong 9 tháng qua đã tăng đột biến lên hơn 5.350 tỷ đồng, gấp 4 lần so với đầu năm. Trong đó, tăng mạnh nhất là nợ nhóm 3 và 4 (nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ) tăng lần lượt 8,5 lần và 3 lần so với hồi đầu năm. Từ đó, tỷ lệ nợ xấu tại TPBank tăng từ mức 0,84% hồi đầu năm lên 2,97% khi kết thúc 9 tháng.
Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank) cũng không ngoại lệ. Lợi nhuận trước thuế quý III/2023 của BVBank đạt hơn 21 tỷ đồng, giảm 69,3% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng, BVBank chỉ ghi nhận lợi nhuận 61 tỷ đồng trước thuế, giảm 85,6% so với cùng kỳ năm