Bách Hóa Xanh bước vào giai đoạn mới: Sẽ không nhận một đồng nào của Thế Giới Di Động từ tháng 12, còn sắp “mang tiền về cho mẹ”

Bách Hóa Xanh bước vào giai đoạn mới: Sẽ không nhận một đồng nào của Thế Giới Di Động từ tháng 12, còn sắp “mang tiền về cho mẹ”

Đi vào hoạt động từ năm 2015, Bách Hóa Xanh được kỳ vọng là động lực tăng trưởng mới của Thế Giới Di Động nhưng đến nay vẫn là “gánh nặng” lớn xét về mặt lợi nhuận.

Tại cuộc họp trực tuyến cập nhất kết quả kinh doanh quý 3 của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (mã MWG), Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đức Tài cho biết, từ tháng 12/2023 trở đi, tập đoàn sẽ không đưa một đồng nào cho Bách Hóa Xanh (BHX). Theo ban lãnh đạo công ty, với tốc độ tăng trưởng doanh thu và lãi gộp đang cải thiện, BHX tự tin sẽ đạt điểm hoà vốn trong năm tới.

“Từ khi đi vào hoạt động, mỗi tháng Thế Giới Di Động đều phải tài trợ tiền cho Bách Hóa Xanh như bố mẹ chu cấp tiền cho con ăn học. Tuy nhiên, từ cuối năm nay, Bách Hóa Xanh sẽ bước sang giai đoạn hoàn toàn khác khi có thể tự kiếm tiền, trang trải chi phí và tập đoàn không phải bù lỗ nữa” – ông Nguyễn Đức Tài chia sẻ.

Đi vào hoạt động từ năm 2015, Bách Hóa Xanh được kỳ vọng là động lực tăng trưởng mới của Thế Giới Di Động và thực tế chuỗi đang làm khá tốt về mặt doanh thu. Trong tháng 10, doanh thu của Bách Hóa Xanh đã vượt mức 3.000 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 5% so với tháng trước và là mức cao nhất trong lịch sử hoạt động. Doanh thu bình quân của mỗi cửa hàng đạt hơn 1,7 tỷ đồng/ cửa hàng.

Bách Hóa Xanh bước vào giai đoạn mới: Sẽ không nhận một đồng nào của Thế Giới Di Động từ tháng 12, còn sắp “mang tiền về cho mẹ” - Ảnh 1.

Quý 3 trước đó, doanh thu trung bình mỗi cửa hàng của Bách Hóa Xanh đạt khoảng 1,65 tỷ đồng, tăng 18% so với quý 2 trước đó. Tăng trưởng chủ yếu đến từ ngành hàng tươi sống với mức 25-30% so với quý 2 trong khi ngành hàng FMCG tăng trưởng 15% so với quý trước. Dù biên lợi nhuận gộp thấp hơn quý 2 nhưng lợi nhuận gộp tuyệt đối vẫn tăng trưởng dương theo quý. EBITDA từ hoạt động kinh doanh quý 3 tăng trưởng 20% so với quý 2.

Trước lo ngại của nhà đầu tư về việc biên lợi nhuận gộp bị thu hẹp, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đức Tài một lần nữa khẳng định chiến lược tập trung vào gia tăng doanh thu và lợi nhuận gộp tuyệt đối chứ không quan tâm đến tỷ suất lợi nhuận. “Thà bán rẻ để tăng doanh thu, còn hơn là bán đắt để tăng lãi gộp. Có cơ hội bán rẻ hơn cho người tiêu dùng thì sẽ làm” – ông Tài nhấn mạnh.

Thực tế, nếu xét riêng về khía cạnh lợi nhuận, Bách Hóa Xanh hiện là “gánh nặng” lớn nhất đối với Thế Giới Di Động. Trong quý 3, chuỗi lại tiếp tục lỗ hơn 246 tỷ đồng trong quý 3 sau khi đã lỗ 660 tỷ đồng nửa đầu năm. Luỹ kế giai đoạn từ 2016 đến nay, Bách Hóa Xanh lỗ gần 8.300 tỷ đồng, trong đó 8.100 tỷ còn có thể chuyển lỗ sang năm sau để bù trừ lợi nhuận (trong vòng 5 năm kể từ ngày phát sinh khoản lỗ).

Bách Hóa Xanh bước vào giai đoạn mới: Sẽ không nhận một đồng nào của Thế Giới Di Động từ tháng 12, còn sắp “mang tiền về cho mẹ” - Ảnh 2.

Về kế hoạch kinh doanh năm 2024, Bách Hóa Xanh dự kiến doanh thu sẽ tăng trưởng khoảng 20% so với 2023, trong đó cơ cấu các mặt hàng tươi sống chiếm khoảng 40-50% được đánh giá là tối ưu. Doanh thu trung bình trên mỗi cửa hàng dự kiến đạt khoảng 2 tỷ và kỳ vọng sẽ đạt điểm hoà vốn.

Liên quan đến câu chuyện bán vốn tại Bách Hóa Xanh, ban lãnh đạo công ty cho biết đang trong quá trình đàm phán và để bảo mật thông tin sẽ không đưa ra bình luận ở thời điểm này. Trước đó vào cuối tháng 9, Reuters đã trích nguồn tin độc quyền cho biết 20% cổ phần Bách Hóa Xanh đang được “tranh mua” bởi quỹ đầu tư quốc gia Singapore GIC (Government of Singapore) và một số doanh nghiệp Thái Lan. Mức định giá Bách Hoá Xanh theo tiết lộ vào khoảng 1,5-1,7 tỷ USD. Con số này thực tế đã được rò rỉ trước đó nhưng sau đó bị đại diện công ty bác bỏ.

Bài viết liên quan

21/11/2024 Vinhomes trước ngày cuối cùng làm nên lịch sử, hơn 211 triệu cổ phiếu quỹ đã về tay

Vinhomes chắc chắn sẽ không thể mua đủ số lượng đăng ký nhưng đây vẫn sẽ là thương vụ mua cổ phiếu quỹ có quy mô lớn nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam. Ngày 21/11 là ngày cuối cùng trong chiến dịch mua cổ phiếu quỹ của Vinhomes. Như vậy, sẽ chỉ còn duy […]

Xem thêm
19/11/2024 Kỷ lục buồn của chứng khoán Việt Nam: Khối ngoại bán ròng 85.000 tỷ trên HoSE từ đầu năm

Trong ngắn hạn, áp lực tỷ giá là yếu tố ảnh hưởng lớn đến dòng vốn ngoại. Về dài hạn, việc thiếu hàng hoá mới chất lượng là nguyên nhân chính khiến khối ngoại không mặn mà với chứng khoán Việt Nam. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua giai đoạn chịu áp […]

Xem thêm
18/11/2024 Thanh tra Bộ Tài chính: 7 khoản đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng của Vicem tiềm ẩn rủi ro mất vốn

Ngày 5/11, Thanh tra Bộ Tài chính đã công bố kết luận thanh tra tại Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem). Theo kết luận thanh tra, đầu tư tài chính dài hạn của Công ty mẹ – Tổng công ty tại thời điểm 31/12/2023 là 13.973 tỷ đồng vào 31 công ty (bao gồm […]

Xem thêm
15/11/2024 Ngày này 2 năm trước, VN-Index xuống đáy 900 điểm

Không ít chứng sỹ kỳ vọng VN-Index sẽ tạo đáy thành công trong phiên 15/11 như 2 năm trước nhưng thực tế bối cảnh thị trường đã khác rất nhiều. Đúng ngày này (15/11) 2 năm trước, VN-Index có phiên giảm mạnh hơn 29 điểm (-3,1%) xuống 911,9 điểm. Từ vùng đáy này, chứng khoán […]

Xem thêm
15/11/2024 VN-Index liên tục sụt giảm với thanh khoản mất hút, nhịp điều chỉnh bao giờ mới kết thúc?

Nếu thanh khoản vẫn không cải thiện, khối ngoại bán ròng mạnh tay, các nhịp hồi của thị trường nhiều khả năng là Bull-trap. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua khoảng thời gian giao dịch khó khăn về cả điểm số lẫn thanh khoản. Các phiên tăng, giảm dù đan xen song […]

Xem thêm
14/11/2024 Ông Phạm Nhật Vượng gửi tâm thư tại “thời khắc lịch sử của ngành công nghiệp ô tô nội địa”, chi thêm 200 tỷ thưởng Tết cho 140.000 người Vingroup

Ông Vượng tin rằng tất cả những người dân Việt Nam yêu nước, yêu đồng bào sẽ ủng hộ VinFast. Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Vingroup vừa gửi tâm thư đến cán bộ nhân viên của tập đoàn nhân dịp VinFast chính thức trở thành hãng xe bán chạy số 1 thị trường Việt Nam với hơn […]

Xem thêm