Ba kịch bản cho chứng khoán Việt Nam năm 2024

Ba kịch bản cho chứng khoán Việt Nam năm 2024

Việc xây dựng các kịch bản thị trường không phải là đoán chỉ số. Đó là công việc cần làm để có những phương ứng xử phù hợp. Và quan trọng hơn hết, vẫn là tìm kiếm những nhóm ngành, những mã cổ phiếu có khả năng mang lại hiệu suất đầu tư cao.

Năm 2023 đã khép lại với việc chỉ số VN-Index đóng cửa sát 1.130 điểm, tăng 12,2% so với đầu năm. Mặc dù vậy, Nhà đầu tư vẫn có những băn khoăn và nhiều câu hỏi về tương lai cho TTCK Việt nam năm tới. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết nhận định thị trường của Tiến sĩ Nguyễn Hồng Điệp – Ceo công ty tư vấn Vick về triển vọng thị trường năm 2024.

2023, năm của tích lũy và tái cơ cấu

Sau khi tạo đáy ở vùng 870 điểm vào cuối năm 2022, TTCK Việt Nam đã có thời gian đi ngang gần 4 tháng. Quý 1/2023 cũng là quý tạo đáy của nền kinh tế. Các chỉ tiêu tăng trưởng từ GDP, chỉ số sản xuất cho đến KQKD của các doanh nghiệp đều thể hiện bằng những con số rất thấp. TTCK là tấm gương phản ánh tương lai cho nền kinh tế. Chính vì vậy, bắt đầu từ giữa tháng 4/2023 thị trường đã có dấu hiệu khởi sắc. Với chính sách tiền tệ nới lỏng của NHNN khi liên tiếp hạ lãi suất cơ bản, đẩy mặt bằng lãi suất huy động và cho vay xuống thấp, thì dòng tiền đã đổ vào TTCK. Thanh khoản vào thời kỳ tháng 7, tháng 8 đã lên rất cao, trung bình trên 1 tỷ $ cho 1 phiên. Cùng với thanh khoản thì chỉ số VN-Index đã chạm mức 1.250, nhiều cổ phiếu đã tạo đỉnh trong năm.

Tuy nhiên, vấn đề tỷ giá đã làm cho thị trường bước vào nhịp điều chỉnh khá dài. Từ giữa tháng 9/2023 cho đến đầu tháng 11/2023 chỉ số đã mất hơn 200 điểm, một số cổ phiếu đã giảm 30%-40% so với đỉnh. Ngày 1/11/2023 thị trường đã xác lập đáy tại 1.023 và bắt đầu phục hồi. Sự phục hồi này lại gặp một số trở ngại lớn khi xuất hiện câu chuyện khối ngoại bán ròng. Lý giải việc khối ngoại bán ròng có nhiều ý kiến khác nhau, có ý kiến cho rằng lực bán đến từ nhóm NĐT Thái Lan khi họ bị thay đổi chính sách thuế. Có ý kiến khác lại cho rằng lực bán đến từ việc một số quỹ đầu tư cơ cấu danh mục, cắt lỗ những khoản đầu tư không hiệu quả, để chờ mua cổ phiếu cho chu kỳ mới 2024. Ngoài ra, một số ETF cũng ra vào quá nhanh, dẫn đến một vài thời điểm lực bán ròng của khối ngoại lên rất cao.

Ba kịch bản cho chứng khoán Việt Nam năm 2024 - Ảnh 1.

Tổng hợp lại, chúng ta nhận thấy TTCK Việt Nam năm 2023 dù có những phục hồi nhất định, nhưng chưa hoàn toàn làm thỏa mãn kỳ vọng của NĐT, cũng như chưa tương xứng với bối cảnh kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, đây là điều hợp lý bởi thị trường cần một khoảng thời gian để thẩm thấu các thông tin về việc tái cấu trúc. Vụ việc Vạn Thịnh Phát là rất nghiêm trọng, dù đã xảy ra từ 2022 nhưng sẽ mất thời gian khá lâu để chiết khấu đủ thông tin về những thiệt hại gây ra cho nền kinh tế Việt nam. Những câu chuyện về nợ vay trái phiếu của một số tập đoàn và doanh nghiệp cũng được nỗ lực xử lý, tháo gỡ trong năm qua. Nhìn dưới góc độ phân tích TTCK chúng ta lại khá lạc quan khi nhận thấy dù khối ngoại bán ròng lớn, nhưng thanh khoản thị trường duy trì ở mức 12.000 tỷ-14.000 tỷ cho một phiên trong suốt 3 tháng cuối năm. Điều này chứng tỏ thị trường tích lũy tích cực chờ đợi cơn sóng lớn của năm 2024-2025.

2024, năm bản lề của chứng khoán Việt Nam

Có 3 đại lượng cốt lõi cấu thành lên xu hướng của TTCK. Đó là chính sách vĩ mô, định giá và dòng tiền. Ngoài ra, do TTCK Việt Nam còn khá nón trẻ, đại bộ phận là các NĐT cá nhân còn thiếu kinh nghiệm, nên xu hướng thị trường cũng có thể bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông, bởi tin đồn và một số yếu tố khác.

Bài viết liên quan

26/07/2024 Từng tăng 2.700% sau 10 năm, một cổ phiếu bất ngờ quay đầu trượt dài sau khi hé lộ kết quả kinh doanh thất vọng

Một sản phẩm từng đem về hàng trăm tỷ doanh thu cho CAP trong mỗi quý, tuy nhiên gần đây mức doanh thu sụt mạnh còn vài tỷ đồng. CTCP Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái (mã chứng khoán: CAP) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3 niên độ tài chính 2023-2024 (từ […]

Xem thêm
23/07/2024 Nhóm cựu lãnh đạo HOSE tiết lộ mối quan hệ với Trịnh Văn Quyết

Bị cáo Trần Đắc Sinh khai nhận gặp Trịnh Văn Quyết trước thời điểm cổ phiếu ROS niêm yết trên HOSE khoảng 5-6 tháng. Sáng 23/7, Tòa án nhân dân TP Hà Nội tiếp tục phiên xét xử bị cáo Trịnh Văn Quyết và đồng phạm về các tội Thao túng thị trường chứng khoán […]

Xem thêm
23/07/2024 Cập nhật BCTC quý 2/2024 sáng ngày 23/7: 2 công ty bảo hiểm “nổ” số với lợi nhuận tăng 2-3 chữ số, công ty con của Vingroup lãi hơn 100 tỷ dù gần như ‘trắng’ doanh thu

Vincom Retail lãi trước thuế quý 2/2024 1.021 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% so với năm trước. Những DN vừa công bố BCTC quý 2/2024 ngày 23/7: CTCP Vincom Retail (VRE) ghi nhận doanh thu thuần quý 2/2024 đạt 2.479 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế của doanh […]

Xem thêm
22/07/2024 VNDirect báo lãi quý 2/2024 sụt giảm, phát sinh khoản chi phí tăng đột biến gần 5.100% so với cùng kỳ Dư nợ cho vay margin và UTTB của VNDirect tăng gần 1.300 tỷ trong quý 2 lên mức 11.246 tỷ đồng. Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT (VND) đã công bố BCTC quý 2/2024, ghi nhận doanh thu hoạt động giảm 8% so với cùng kỳ xuống 1.458 tỷ đồng. Trong đó, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) giảm 15% xuống 810 tỷ. Ngược lại, lỗ từ tài sản FVTPL tăng mạnh 36% lên 538 tỷ. Kết quả, VNDirect ghi nhận lãi ròng từ tài sản FVTPL đạt 272 tỷ, giảm gần 51% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chính do lãi coupon chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu từ tổ chức tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp giảm mạnh. Tính tới cuối quý 2, danh mục FVTPL của VND vẫn chủ yếu là trái phiếu với 10.776 tỷ đồng, tăng 2.050 tỷ đồng so với cuối quý 1; chứng chỉ tiền gửi cũng tăng gần 2.900 tỷ trong vòng 1 quý lên mức 7.390 tỷ. Cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết ghi nhận 1.284 tỷ đồng. Trong đó, tự doanh VNDirect đã mua thêm VPB và HSG, đồng thời bán bớt ACB. Danh mục hiện gồm VPB (giá gốc 458 tỷ, tạm lỗ 44 tỷ), HSG (giá gốc 367 tỷ, tạm lãi 112 tỷ), ACB (giá gốc 30 tỷ, tạm lãi 1 tỷ) và cổ phiếu khác (giá gốc 429 tỷ). VNDirect cũng đầu tư 1.100 tỷ đồng đầu tư vào cổ phiếu, chứng chỉ quỹ chưa niêm yết, trong đó bao gồm C4G 285 tỷ, tạm lỗ 15 tỷ), LTG ( giá gốc 115 tỷ, tạm lỗ 45 tỷ), và cổ phiếu khác (941 tỷ).

Dư nợ cho vay margin và UTTB của VNDirect tăng gần 1.300 tỷ trong quý 2 lên mức 11.246 tỷ đồng. Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT (VND) đã công bố BCTC quý 2/2024, ghi nhận doanh thu hoạt động giảm 8% so với cùng kỳ xuống 1.458 tỷ đồng. Trong đó, lãi từ các […]

Xem thêm
19/07/2024 Cập nhật số liệu CTCK ngày 19/7: Lộ diện quán quân lợi nhuận ngành chứng khoán quý 2, nhiều công ty gây bất ngờ lớn

Thêm một số tên tuổi lớn đã hé lộ tình hình kinh doanh sau nửa chặng đường của năm 2024. Số liệu thống kê tới ngày 19/7, đã có 32 công ty chứng khoán công bố BCTC quý 2/2024. Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) ghi nhận doanh thu hoạt động tăng trưởng 106% so với cùng kỳ […]

Xem thêm
18/07/2024 Ngân hàng đầu tiên công bố kết quả kinh doanh nửa đầu năm, lợi nhuận quý 2 gấp gần 3,5 lần cùng kỳ 2023

Đây là ngân hàng đầu tiên công bố kết quả kinh doanh nửa đầu năm và nhiều khả năng sẽ là một trong những nhà băng có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận mạnh nhất. Ảnh minh họa Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank) mới đây đã công bố kết quả kinh doanh […]

Xem thêm