73.000 tỷ đồng “tiền tươi” nằm chờ trên tài khoản của nhà đầu tư chứng khoán, thấp nhất trong vòng 6 quý

73.000 tỷ đồng “tiền tươi” nằm chờ trên tài khoản của nhà đầu tư chứng khoán, thấp nhất trong vòng 6 quý

Hầu hết các công ty chứng khoán đều ghi nhận sự sụt giảm mạnh về lượng tiền gửi của nhà đầu tư như VPS, SSI, Mirae Asset,…

Theo số liệu thống kê từ báo cáo tài chính, số dư tiền gửi khách hàng tại các CTCK vào thời điểm cuối quý 4/2024 đạt khoảng 73.000 tỷ đồng. Đây chủ yếu là tiền gửi của nhà đầu tư giao dịch chứng khoán theo phương thức CTCK quản lý.

73.000 tỷ đồng “tiền tươi” nằm chờ trên tài khoản của nhà đầu tư chứng khoán, thấp nhất trong vòng 6 quý- Ảnh 1.

So với cuối quý 2 trước đó, tiền gửi của nhà đầu tư tại các CTCK đã giảm khoảng 18.000 tỷ và là mức thấp nhất trong vòng 6 quý trở lại đây. Lượng tiền này đang nằm sẵn trong tài khoản nhà đầu tư và chưa thực hiện giải ngân vào thời điểm 31/12/2024.

VPS tiếp tục là CTCK có số dư tiền gửi khách hàng lớn nhất với hơn 17.100 tỷ đồng vào thời điểm 31/12, song con số này đã giảm gần 5.700 tỷ so với cuối quý 3. VPS hiện là CTCK có thị phần môi giới lớn nhất trên ba sàn HoSE, HNX, UpCOM và cả phái sinh, bỏ xa các cái tên phía sau. Do đó, việc có lượng tiền gửi nhà đầu tư trong tài khoản vượt trội cũng là điều không quá bất ngờ.

Dù vậy, khoảng cách giữa VPS và các CTCK xếp sau đang ngày càng bị thu hẹp trong vài quý trở lại đây. Chứng khoán TCBS ghi nhận hơn 10.000 tỷ đồng tiền gửi, đứng thứ 2 toàn ngành về chỉ tiêu này, tăng hơn 2.000 tỷ trong vòng 1 quý. Đây cũng là CTCK hiếm hoi ghi nhận tiền gửi của nhà đầu tư cải thiện trong quý cuối năm 2024.

Đa phần top đầu đều có sự sụt giảm khoản mục này so với cuối quý 3. Hai tên tuổi SSI và VNDirect với số dư tiền gửi của nhà đầu tư lần lượt 5.400 tỷ và 4.900 tỷ đồng. Cùng có hơn 3.000 tỷ tiền gửi của NĐT là Chứng khoán Mirae Asset và VCBS.

73.000 tỷ đồng “tiền tươi” nằm chờ trên tài khoản của nhà đầu tư chứng khoán, thấp nhất trong vòng 6 quý- Ảnh 2.

Trái ngược, dư nợ cho vay tại các công ty chứng khoán tiếp tục xác lập kỷ lục mới với khoảng 245.000 tỷ đồng (~10 tỷ USD) vào cuối quý 4, tăng 13.000 tỷ trong vòng 1 quý. Trong đó, dư nợ margin ước tính khoảng 240.000 tỷ đồng, tăng 17.000 tỷ so với cuối quý 3 và cũng là con số cao nhất trong lịch sử chứng khoán Việt Nam.

Không những vậy, số lượng tài khoản của nhà đầu tư trong nước cũng liên tục gia tăng. Tính đến cuối tháng 12/2024, nhà đầu tư cá nhân trong nước có tổng cộng hơn 9,2 triệu tài khoản, tương đương khoảng 9% dân số. Con số này tăng 2 triệu tài khoản trong vòng 1 năm, hoàn thành mục tiêu trước thời hạn 2025 và đang hướng đến 11 triệu tài khoản vào năm 2030.

Về cơ bản, số tài khoản mở mới đã không còn phản ánh sát thực lượng nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường khi mà một người có thể dễ dàng mở tài khoản tại nhiều CTCK khác nhau. Trong khi đó, việc VN-Index liên tục trồi sụt có thể là một nguyên nhân lớn khiến thị trường khó thu hút tiền mới. Thị trường đang thiếu vắng động lực và thông tin hỗ trợ đủ mạnh để hình thành một xu hướng tăng ngắn hạn. Điều này ảnh hưởng nhất định đến tâm lý nhà đầu tư trong ngắn hạn. Nhà đầu tư khi không thể tìm kiếm lợi nhuận sẽ có xu hướng rút tiền ra khỏi tài khoản, từ đó cũng có thể khiến lượng tiền gửi trong tài khoản chứng khoán sụt giảm.

Trên thực tế, bối cảnh thị trường chứng khoán trong quý cuối năm 2024 tiếp tục ảm đạm. Thanh khoản khớp lệnh liên tục sụt giảm, bình quân xuống dưới 13.000 tỷ đồng/ phiên trên HoSE. Con số này tiếp tục giảm mạnh trong tháng đầu năm 2025 khi tâm lý nghỉ Tết bao trùm.

73.000 tỷ đồng “tiền tươi” nằm chờ trên tài khoản của nhà đầu tư chứng khoán, thấp nhất trong vòng 6 quý- Ảnh 3.

Mặt khác, chứng khoán cũng phải đối diện thêm sự cạnh tranh gay gắt hơn tới từ các kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản do giá tăng “nóng” hoặc an toàn như gửi tiết kiệm. Thống kê từ NHNN tính đến cuối tháng 10/2024, cả tiền gửi tổ chức kinh tế và dân cư đều ghi nhận tăng trưởng dương và xác lập mức kỷ lục mới. Trong đó, tiền tiết kiệm của dân cư vào ngân hàng đạt 6,978 triệu tỷ đồng, tăng 20.471 tỷ đồng so với tháng 9 và tăng khoảng 6,5% so với đầu năm. Còn tiền gửi của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế (gọi chung là doanh nghiệp), tính đến cuối tháng 10/2024, lần đầu tiên đạt mức kỷ lục là 7,1 triệu tỷ đồng, tăng 4,63% so với cuối năm 2023.

Bài viết liên quan

09/05/2025 Tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đạt cột mốc chưa từng có trong gần 3 năm

Từ đầu năm 2025, vốn hóa thị trường của Vingroup đã tăng 145.000 tỷ, qua đó có lần đầu tiên vượt mốc 300.000 tỷ đồng sau gần 3 năm. Cổ phiếu Vingroup (mã VIC) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang tạo nên cơn sốt trên sàn chứng khoán khi liên tục tăng nóng. VIC […]

Xem thêm
09/05/2025 Vì sao đồng USD suy yếu mạnh trên thị trường quốc tế nhưng vẫn tăng giá so với VND?

Ảnh minh hoạ Theo MBS, Kho bạc tăng mua ngoại tệ, nhu cầu ngoại tệ từ doanh nghiệp tăng trong bối cảnh thương mại toàn cầu bất ổn và chênh lệch lãi suất VND – USD đảo chiều âm mạnh là những yếu tố khiến tỷ giá USD/VND tăng trong tháng 4 dù đồng bạc […]

Xem thêm
07/05/2025 Vì sao không còn hiển thị giá ATO, ATC trong phiên khớp lệnh định kỳ?

Với hệ thống mới, lệnh ATO/ATC hiển thị tại một mức giá xác định như lệnh giới hạn thay vì ký hiệu “ATO” “ATC” như trước đây. Trải qua hai phiên giao dịch đầu tiên của tháng 5, thị trường chứng khoán Việt Nam đã chứng kiến một số thay đổi đáng chú ý với […]

Xem thêm
06/05/2025 Vàng có thể đã bước vào thời kỳ bong bóng

Vàng đang rực rỡ hơn bao giờ hết do các nhà đầu tư lo lắng về việc giá cả tăng mạnh và sự ổn định của đồng đô la Mỹ. Tuy nhiên, nếu muốn đầu tư dài hạn thì nên cân nhắc đến một số mặt hàng khác. Sau khi tăng 25% trong năm nay, […]

Xem thêm
06/05/2025 FPT, CMG báo lãi kỷ lục, cổ phiếu công nghệ vẫn “lạc nhịp”

Cùng báo lãi lớn nhưng cổ phiếu FPT và CMG đều “bốc hơi” hàng chục % thị giá trong khi VN-Index chỉ giảm 2% từ đầu năm 2025. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang chứng kiến sự lạc nhịp của nhóm cổ phiếu công nghệ với 2 đại diện tiêu biểu là FPT và […]

Xem thêm
05/05/2025 Go-live KRX: Những thay đổi quan trọng có hiệu lực ngay từ phiên 5/5

Việc triển khai KRX được kỳ vọng sẽ là bước đệm quan trọng để thị trường chứng khoán Việt Nam tiến tới mục tiêu nâng hạng trong thời gian tới. Hệ thống giao dịch KRX là nền tảng công nghệ thông tin mới, được xây dựng để quản lý toàn bộ hoạt động giao dịch […]

Xem thêm