1000 xe đạp công cộng phủ xanh Hà Nội, giá thuê 5.000-10.000 đồng/30 phút, DN nào đứng sau?

1000 xe đạp công cộng phủ xanh Hà Nội, giá thuê 5.000-10.000 đồng/30 phút, DN nào đứng sau?

TNGo là dự án xe đạp công cộng đa điểm quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam. Trước Hà Nội, TNGo đã có mặt tại nhiều tỉnh thành phố khác bao gồm TP HCM, Vũng Tàu, Quy Nhơn, Đà Nẵng và Hải Phòng.

Ngày 24/8, dịch vụ cho thuê xe đạp công cộng TNGo đã chính thức có mặt tại Hà Nội, điểm đến thứ 6 của TNGo. TNGo có 79 điểm trạm với 500 xe đạp điện và 500 xe đạp cơ trải khắp các quận nội thành Hà Nội. Mức giá cho thuê xe là 5.000 đồng/30 phút cho xe đạp cơ và 10.000 đồng/30 phút cho xe đạp điện.

TNGo là dự án xe đạp công cộng đa điểm quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam, do Công ty cổ phần vận tải số Trí Nam, một thành viên của Tập đoàn Trí Nam triển khai. Trước Hà Nội, TNGo đã có mặt tại nhiều tỉnh thành phố khác bao gồm TP HCM, Vũng Tàu, Quy Nhơn, Đà Nẵng và Hải Phòng.

Tháng 12/2022, UBND TP Hà Nội đã cho phép Công ty cổ phần dịch vụ Vận tải số Trí Nam thí điểm dịch vụ xe đạp công cộng TNGo tại 6 quận nội thành, với 1000 xe đạp trong vòng 12 tháng. Theo kế hoạch, trong giai đoạn 1, Trí Nam sẽ cung cấp 1.000 xe đạp trong đó có 50% là xe đạp điện, đặt tại 94 trạm xung quanh khu vực 6 quận nội thành, trong vòng 12 tháng.

Giai đoạn 2, đơn vị mở rộng vùng phục vụ ra các quận trung tâm và lân cận trung tâm. Quy mô đầu tư khoảng 3.000 xe đạp, bố trí tại 350 địa điểm.

Xe đạp sử dụng trong TNGo là loại gắn khóa thông minh, có tính năng định vị GPS, đóng hoặc mở khóa thông qua kết nối mạng 2G, 3G, 4G, bluetooth trên di động.

Để thuê xe, người dân cần tải ứng dụng về điện thoại, đăng ký tài khoản và nạp tiền. Mỗi xe đạp đều gắp ID định danh, có khóa thông minh và định vị. Thông qua phần mềm, nhân viên có thể biết được lộ trình di chuyển của xe. Người thuê có thể gửi trả xe tại một trạm bất kỳ, cũng có thể mua vé ngày, vé tháng.

Công ty Vận tải số Trí Nam thành lập tháng 3/2021, Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Văn Toàn (1977). Ngành nghề đăng ký kinh doanh chính là hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải. Ngày 20/7/2023, công ty vừa tăng vốn điều lệ từ 15 tỷ lên 23 tỷ đồng. Đây là đợt tăng vốn thứ 2 trong năm của Vận tải số Trí Nam, trước đó, vào tháng 3, công ty cũng vừa tăng vốn từ 12 tỷ lên 15 tỷ đồng.

Khi mới thành lập, vốn điều lệ của Vận tải số Trí Nam là 100 tỷ đồng, trong đó, CTCP Tập đoàn Trí Nam góp 97 tỷ, chiếm 97% vốn, ông Đỗ Bá Quân – Chủ tịch công ty góp 2 tỷ, chiếm 2% vốn và ông Nguyễn Văn Toàn góp 1 tỷ, chiếm 1% vốn điều lệ. Tuy nhiên, đến tháng 7/2021, công ty đã hạ vốn điều lệ xuống 12 tỷ đồng, cơ cấu sở hữu khi đó gồm Tập đoàn Trí Nam chiếm 60%, ông Đỗ Bá Quân chiếm 11,5% và ông Nguyễn Văn Toàn chiếm 3%.

Tập đoàn Trí Nam thành lập năm 2009 với nhiệm vụ chiến lược là phát triển phần mềm, tích hợp hệ thống và giải pháp phần mềm nhúng, cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ nghiệp vụ CNTT cho các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp tại Việt Nam.

Năm 2018, vốn điều lệ công ty là 18 tỷ đồng, trong đó, 3 cổ đông sáng lập: ông Đỗ Bá Dân – Chủ tịch HĐQT, Ông  Nguyễn Mạnh Trường – Tổng giám đốc và ông Nguyễn Quang Thắng – Phó Tổng giám đốc mỗi người góp 6 tỷ, 33,33%. Đến tháng 3/2019, Trí Nam tăng vốn điều lệ lên 50 tỷ và tháng 2/2020, tăng vốn điều lệ lên 150 tỷ đồng.

Theo giới thiệu trên website, ban lãnh đạo công ty là những thành viên nòng cốt trong nhóm đạt giải nhất cuộc thi Nhân Tài Đất Việt 2007 với giải pháp “Học và thi trực tuyến ứng dụng nâng cao chất lượng đào tạo” do Bộ GD&ĐT, Bộ KH&CN, Bộ TT&TT đồng tổ chức.

Trí Nam là đơn vị triển khai các cổng thông tin và dịch vụ công cho rất nhiều cơ quan nhà nước.

Bên cạnh đó, Trí Nam còn là đơn vị tư vấn hệ thống giám sát ATGT đường bộ bằng hình ảnh trên QL5, QL70 và doanh nghiệp Tư vấn, cung cấp và triển khai lắp đặt các phân hệ cho dự án Long Thanh Dầu Giây CCTV, VDS, WIM, WOS, hệ thống bộ đàm, hệ thống tổng đài nội bộ, hệ thống truyền dẫn.

Ngoài ra, Trí Nam cung cấp các giải pháp hệ thống thu phí tự động không dừng ETC, thu phí một dừng MTC và thu phí hỗn hợp (ETC & MTC), cân tải trọng (WIM) cho trên 10 trạm thu phí với hơn 100 làn thu phí như: Pháp Vân – Cầu Giẽ, Hà Nội – HP, Toàn mỹ 14, Hoàng mai, Tân đệ, Mỹ lộc, 188 Hải dương, Yên lệnh, Ninh an, Bàn thạch… Chúng tôi tự hào:

Trong lĩnh vực giáo dục thông minh, Trí Nam đã có hơn 100 khách hàng đã sử dụng dịch vụ đào tạo trực tuyến và sản xuất nội dung. Công ty đã triển khai và tư vấn giáo dục đại học thông minh cho 05 trường ĐH lớn.

 

 

Bài viết liên quan

06/11/2024 Fox News dự báo ông Trump sẽ trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ: Các chính sách kinh tế và quan điểm với những liên minh lớn như NATO sẽ thay đổi như thế nào dưới kỷ nguyên Trump 2.0?

Theo dự báo mới nhất, Fox News cho rằng ông Trump sẽ trở thành Tổng thống tiếp theo của nước Mỹ. Câu hỏi đặt ra là việc ông Trump đắc cử sẽ quyết định tương lai của các chính sách kinh tế, liên minh quốc tế và việc cải cách quy định nhập cư của […]

Xem thêm
04/11/2024 Một đối tác Mexico muốn mua 3.000 xe điện VF5 và 300 xe Vinbus, đề nghị VinFast, V-Green nghiên cứu lắp đặt trạm sạc tại nước này

VinFast cũng đánh dấu mốc quan trọng khi lần đầu trở thành thương hiệu ô tô thuần điện có doanh số dẫn đầu Việt Nam trong tháng 9/2024, đồng thời phủ sóng sự hiện diện với nhiều mẫu ô tô điện tại Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Hà Lan, Indonesia, Philippines.   Ngày 4/11, VinFast và […]

Xem thêm
28/10/2024 Một người mua trái phiếu Vạn Thịnh Phát được tuyên nhận bồi thường hơn 14,8 tỉ đồng

Đây là 1 trong số hơn 35.000 người đầu tư trái phiếu được xác định là bị hại trong đại án Vạn Thịnh Phát, giai đoạn 2. TAND TP HCM vừa công khai bản án sơ thẩm giai đoạn 1 trong vụ án do Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh […]

Xem thêm
24/10/2024 CTCK thu lãi kỷ lục từ hoạt động cho vay, xu hướng “shadow banking” ngày càng rõ rệt

Xu hướng “shadow banking” trong nhóm các CTCK được dự báo sẽ ngày càng phát triển khi doanh nghiệp khó tiếp cận được vốn từ kênh tín dụng ngân hàng, trái phiếu. Dư nợ cho vay tại các CTCK tăng 6 quý liên tiếp qua đó lập kỷ lục mới 232.000 tỷ đồng vào cuối […]

Xem thêm
11/10/2024 Siêu dự án 67,3 tỷ USD đường sắt cao tốc Bắc – Nam: “Đại gia” xây dựng Đèo Cả muốn tham gia, “ông lớn” ngành thép khẳng định Hoà Phát có đủ khả năng

Tập đoàn Đèo Cả và Hoà Phát đều thể hiện mong muốn tham gia vào siêu dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam. Tập đoàn Đèo Cả vừa có văn bản 1316/2024/DCG kiến nghị một số giải pháp cụ thể để thúc đẩy một số dự án trọng điểm dựa trên cơ sở […]

Xem thêm
11/10/2024 Trước khi Temu xuất hiện, cuộc chơi “đốt tiền” của TMĐT Việt Nam đã có hồi kết: Shopee tăng 70% doanh thu, lãi hàng nghìn tỷ trong khi đối thủ vẫn lỗ đậm

Hàng thập kỷ qua, TMĐT còn được xem là “sân chơi đốt tiền” của các doanh nghiệp đứng sau các sàn. Đơn cử, Sendo 2 năm liên tiếp đã thua lỗ hơn 1.000 tỷ, Lazada cũng thua lỗ hàng trăm tỷ đồng mỗi năm… Ảnh: Năm 2023, Shopee tiếp tục lãi thêm gần 1.500 tỷ […]

Xem thêm